Tìm hiểu những thông tin về hai loại bệnh viêm mũi thường gặp

Tìm hiểu những thông tin về hai loại bệnh viêm mũi thường gặpKhi trời trở lạnh, người lớn và trẻ em thường mắc các bệnh về mũi, đặc biệt là bệnh viêm mũi. Nhận biết đúng về bệnh viêm mũi sẽ có hướng điều trị hiệu quả và kịp thời, tránh biến chứng nặng.

Khi trời trở lạnh, người lớn và trẻ em thường mắc các bệnh về mũi, đặc biệt là bệnh viêm mũi. Nhận biết đúng về bệnh viêm mũi sẽ có hướng điều trị hiệu quả và kịp thời, tránh biến chứng nặng.

Tìm hiểu những thông tin về hai loại bệnh viêm mũi thường gặp

Có 2 loại viêm mũi dị ứng thường gặp

Tìm hiểu hai loại viêm mũi thường gặp

Theo các giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, có thể phân loại viêm mũi ra hai loại: Viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng.

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng xuất phát từ nguyên nhân hệ miễn dịch của bạn xác định một tác nhân bên ngoài là thành phần xâm nhập – chất gây dị ứng. Hệ miễn dịch phản ứng với chất gây dị ứng bằng cách giải phóng histamine và các chất trung gian gây ra một số triệu chứng ở mũi, họng, mắt, tai, da và vòm miệng.

Viêm mũi dị ứng xuất hiện theo mùa thường do phấn hoa trong không khí ở các thời điểm khác nhau trong năm gây ra. Viêm mũi dị ứng cũng dễ bị kích hoạt bởi một số chất dễ gây dị ứng trong nhà như: lông vật nuôi, nấm mốc, vảy da khô,… Bệnh thường được gọi là viêm mũi dị ứng mạn tính vì triệu chứng thường xảy ra quanh năm.

Ngoài viêm mũi do các tác nhân dị ứng, triệu chứng viêm mũi cũng có thể xảy ra do các chất kích thích như khói, mùi hoặc thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí.

Viêm mũi không do dị ứng

Bệnh viêm mũi không do dị ứng là bệnh thường gặp ở người trên 20 tuổi. Thường cứ 3 người lại có 1 người mắc phải viêm mũi không do dị ứng. Bệnh xảy ra quanh năm và triệu chứng phổ biến là sổ mũi và nghẹt mũi. Tình trạng viêm mũi không rõ lý do và không liên quan tới hệ miễn dịch.

Nguyên nhân gây ra viêm mũi không do dị ứng hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Các chuyên gia y tế cho rằng viêm mũi không do dị ứng xảy ra khi các mạch máu trong mũi giãn nở và làm đầy niêm mạc mũi bằng máu và chất lỏng.

Một số yếu tố được cho là dễ kích hoạt viêm mũi không dị ứng

  • Chất kích thích trong môi trường: bụi, khói, khói thuốc, mùi mạnh.
  • Thay đổi thời tiết: Nhiệt độ và độ ẩm thay đổi khiến màng trong mũi bị sưng.
  • Nhiễm virus: Bị nhiễm virus cảm lạnh và cảm cúm cũng gây viêm mũi.
  • Thực phẩm/đồ uống: Một số đồ ăn cay nóng có khả năng gây viêm mũi.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc dễ gây ra viêm mũi không dị ứng.
  • Hormone thay đổi: Trong thời kỳ mang thai, có kinh nguyệt, bị suy giáp hay dùng thuốc tránh thai có thể gây viêm mũi không dị ứng.

Triệu chứng bệnh viêm mũi là gì?

Các triệu chứng bệnh viêm mũi thường gặp gồm có:

  • Ngứa mũi, ngứa vòm họng
  • Hắt hơi
  • Nghẹt mũi
  • Chảy nước mũi
  • Chảy nước mắt.
  • Đôi khi viêm mũi có đi kèm triệu chứng sốt.

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ tìm các nguyên nhân gây ra dị ứng đối với bệnh viêm mũi dị ứng để xem đâu là nguyên nhân chính xác gây bệnh.

Tìm hiểu những thông tin về hai loại bệnh viêm mũi thường gặp

Đào tạo Y Dược uy tín chất lượng tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Giải pháp điều trị bệnh viêm mũi

Đối với bệnh viêm mũi dị ứng

Sau khi biết được đâu là tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng, bạn nên tránh xa những tác nhân này. Ví dụ, đối với người dị ứng với mạt bụi hoặc nấm mốc, bạn cần giảm thiểu tuyệt đối các chất gây dị ứng này trong nhà hoặc nơi làm việc.

Đối với các tác nhân gây dị ứng ở bên ngoài như phấn hoa, giải pháp phòng tránh chính là hạn chế hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian có lượng phấn hoa cao.

Để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa thì cần dùng thuốc chống dị ứng – kháng histamine trước thời điểm giao mùa, thay đổi không khí, để ngăn chặn và hạn chế các triệu chứng bệnh.

Điều trị viêm mũi không dị ứng

Bác sĩ điều trị viêm mũi không do dị ứng thường kê các loại thuốc kháng histamine mũi, dung dịch vệ sinh mũi,… Nếu bị chảy nước mũi, thuốc xịt mũi chứa ipratropium có thể giúp giảm đau. Nếu bị nghẹt mũi thì có thể dùng nước xịt mũi. Tuy nhiên, cần điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không nên xịt thuốc thông mũi quá 4 ngày.

Giải pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi

Nếu bạn từng bị viêm mũi dị ứng hay không dị ứng, bạn nên thực hiện các phương pháp dưới đây để giảm các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát:

Tránh các tác nhân gây bệnh: Nếu đã xác định đâu là nguyên nhân gây viêm mũi bạn nên tránh xa chúng.

Không lạm dụng thuốc thông mũi: Dùng nhiều thuốc thông mũi hơn 4 ngày có thể khiến các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.

Rửa mũi thường xuyên: Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh mũi để loại bỏ các tác nhân gây bệnh hiệu quả.

Điều trị bệnh khi có triệu chứng nặng hơn: Nếu như tự trị bệnh tại nhà không hiệu quả thì bạn nên tới bác sĩ thăm khám để có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop