Việc nắm rõ những dấu hiệu nhận biết cũng như các kiến thức về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ giúp bạn có thể phòng ngừa bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát
Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ từ chuyên gia Dược Sài Gòn
Hiện nay bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trở thành căn bệnh phổ biến, đây là bệnh lí gây nhiều khó khăn trong vận động cho bệnh nhân. Bài viết này hãy cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu cụ thể về bệnh này.
Tìm hiểu về cấu tạo của đĩa đệm cột sống cổ
Theo các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, đĩa đệm cột sống cổ là bộ phận liên kết các đốt sống. Đĩa đệm được cấu tạo bởi ba thành phần gồm: Nhân nhầy, vòng sợi, mâm sụn.:
- Nhân nhầy: Nằm ở khoảng nối 1/3 giữa với 1/3 trước, tức chúng nằm ở phía trước hơn so với đoạn thắt lưng.
- Vòng sợi: Nằm ở phía sau nhân nhầy nhưng dày hơn phía trước giúp hạn chế lồi hoặc thoát vị đĩa đệm vào ống sống.
- Mâm sụn: Là phần thuộc về thân đốt sống nhưng có liên quan với đĩa đệm. Đây là phần gắn vào tấm cùng của thân đốt sống bằng một lớp canxi có nhiều lỗ nhỏ có tác dụng dinh dưỡng cho đĩa đệm và bảo vệ xương khỏi bị nhân nhầy ép vào, giúp đĩa đệm khỏi bị nhiễm khuẩn từ xương đi tới.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được các chuyên gia xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
- Do quá trình thoái hoá sinh học theo tuổi tác và đĩa đệm cột sống cổ phải chịu áp lực trọng tải của đầu nhiều động tác xoán vặn phức hợp.
- Do yếu tố bệnh lý: Yếu tố miễn dịch, cơ học, chuyển hoá di truyền.
- Do sự khởi phát của thoát vị đĩa đệm có thể từ từ trên cơ sở đĩa đệm đã bị thoái hoá.
- Do một chấn thương cột sống cổ bị gấp quá mức, mạnh và đột ngột. ( có thể xảy ra ở đĩa đệm bình thường (chưa bị thoái hoá))
Ngoài những nguyên nhân trên, theo các chuyên gia thì bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ trở có thể xuất phát từ chính cuộc sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày của người bệnh
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín
Các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Theo chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, bệnh thoát vị đĩa đệm cổ nói chung thường có 3 giai đoạn đặc trưng:
Giai đoạn 1:
- Khả năng vận động hạn chế: Cổ khó xoay chuyển, khó cúi, đau cột sống khi vận động,...
- Đau vùng cổ: Khi cúi, vươn cổ, gối cao, nằm lâu không trở mình, đau nhức, khi ngủ dậy cổ co cứng...
Giai đoạn 2:
- Tê và yếu liệt vùng vai cổ: Vùng cổ vai gáy khó hoạt động do đĩa đệm mất tính đàn hồi, đau lan từ gáy ra tai, cử động mạnh có thể vẹo cổ.
- Đau lan lên đầu: Xuất hiện cơn đau đầu không rõ nguyên nhân.
Giai đoạn 3:
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây đau rễ thần kinh: Đau cổ vai gáy rồi lan xuống cánh tay.
- Tê cóng tay: Khi khối thoát vị chèn ép rễ dây thần kinh, nhân nhầy tràn ra, vòng sợi tổn thương sẽ gây tê tay, khó chịu. Vị trí phình lồi đĩa đệm tổn thương sẽ ảnh hưởng đến từng phần cổ cụ thể.
- Rối loạn vận động: Phần cánh tay tê liệt, khó cử động. Khi bệnh nặng còn có thể dẫn đến liệt nửa người, mất khả năng lao động.
Chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ không quá nguy hiểm khi bệnh nhân chủ động thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh từ giai đoạn sớm. Tuy nhiên việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muốn, khi đã xuất hiện những biến chứng thì việc điều trị sẽ rất khó khăn