Tinh dầu bạch đàn chanh có tác dụng gì?

Tinh dầu bạch đàn chanh có tác dụng gì?Bạch đàn chanh được sử dụng để làm dược liệu trong điều trị. Đặc biệt, tinh dầu từ bạch đàn chanh là vị thuốc chữa cảm, sát trùng, trị ho hiệu quả.

Bạch đàn chanh được sử dụng để làm dược liệu trong điều trị. Đặc biệt, tinh dầu từ bạch đàn chanh là vị thuốc chữa cảm, sát trùng, trị ho hiệu quả.

Tinh dầu bạch đàn chanh có tác dụng gì?

Đặc điểm dược liệu bạch đàn chanh

Bạch đàn chanh có xuất xứ ở châu Úc nhưng được di thực vào nhiều nước trên thế giới từ châu Âu đến châu Á, châu Mỹ, châu Phi. Do bạch đàn chanh có bộ rễ ăn sâu, rộng, lại mọc nhanh và có khả năng hút nước trong đất rất mạnh nên bạch đàn chanh thường được trồng ở những vùng lầy, ẩm thấp để cải tạo và làm giảm tỉ lệ bệnh sốt rét. Mùi thơm của lá bạch đàn chanh cũng có tác dụng xua đuổi muỗi. Không những vậy, bạch đàn chanh là loại cây trồng chủ yếu để lấy gỗ và làm cây bóng mát. Loài cây này được nhiều người ưa chuộng bởi rất thích hợp để trồng thành rừng, trồng xen kẽ từ vùng đồng bằng đến cao nguyên. Bạch đàn chanh là một loại thực vật không kén đất và dễ dàng thích nghi với nhiều loại khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn để dùng làm thuốc, bạch đàn chanh được thu hái lá gần mùa hè, phơi trong râm, đến khô rồi đựng trong lọ hay túi kín. Chỉ những lá có hình lưỡi liềm được dùng làm thuốc. Do đó, không nên hái lá non mặc dù tỉ lệ tinh dầu trong lá non cao hơn. Phương pháp chiết xuất tinh dầu đem lại hiệu suất tốt nhất là sử dụng CO2.

Khi vò lá bạch đàn chanh sẽ cho mùi thơm đặc trưng mạnh mẽ. Tinh dầu bạch đàn chanh có vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát và dễ chịu. Tinh dầu bạch đàn chanh phải trong, màu hơi vàng đục, mùi thơm đặc biệt, trung tính, không lắng cặn.

Thành phần hóa học

Lá bạch đàn chanh có chứa nhiều tinh dầu, chất vô cơ, tanin, chất nhựa, chất đắng, acid phenol (acid galic, acid cafeic), hợp chất flavonoid là heterosid của querceton, eucalyptin, heterosid phenolic. Hàm lượng tinh dầu trong bạch đàn chanh là 1 – 3%. Thành phần chính của tinh dầu bạch đàn chanh là xineola, (hay eucalyptol) 70 – 80%, còn có pinen, piperiton, phellandren, butyraldehyd, capronaldehyd… Xineola là thành phần hoạt chất chính của tinh dầu và là một chất lỏng, không màu. Tỉ lệ xineola quyết định chất lượng của tinh dầu nên hầu hết Dược điển các nước thường hay quy định những phuơng pháp định lượng xineola.

Tinh dầu bạch đàn chanh có tác dụng gì?

Vai trò của bạch đàn chanh

Theo Y học hiện đại: Cành non và lá sắc hoặc ngâm rượu pha uống có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chữa cảm cúm, hạ nhiệt, trừ đờm, trị ho, giảm đau, chống viêm, sát trùng. Khi dùng ngoài da, nước sắc lá bạch đàn chanh dùng để rửa vết thương lên mủ, vết loét, làm liền sẹo kết quả tốt. Hoặc có thể dùng xoa bóp chữa đau nhức cơ xương khớp, tê thấp do lạnh. Bên cạnh đó, một số loài cây bạch đàn chanh cho chất gôm màu đỏ gọi là Red-gum hay Kino do chứa tanin nên dùng trong công nghệ thuộc da trắng.

Theo Y học cổ truyền, bạch đàn chanh có thể dùng chữa cảm, sát trùng, long đờm, trị ho, bụng đầy trướng, đau tức ngực, chữ thấp khớp dạng thống phong. Sử dụng bạch đàn chanh trong các trường hợp: bệnh đường hô hấp, viêm phế quản cấp và mạn, cảm cúm, hen suyễn, ho…, làm ấm ngực và long đờm, xoa bóp giảm đau cơ, đau khớp, điều trị đau nửa đầu, suy nhược, dùng đắp lên vết thương, xua đuổi muỗi và côn trùng.

Cách chữa cảm với bạch đàn chanh

Kết hợp các tinh dầu có tỉ trọng nhẹ có tác dụng làm ra mồ hôi như Bạch đàn, Hương nhu trắng, Sả, Bạc hà với một số tinh dầu có tỉ trọng nặng như Hồi, Quế. Hỗn hợp này được dùng với tác dụng làm ấm bụng, chống lạnh.

Cho 10 – 15 giọt với nước nóng rồi xoa mũi ngực, đầu gáy và dọc hai bên sống lưng. Sau đó, đắp chăn để làm ra mồ hôi để giải cảm có ớn lạnh, trị đau bụng lạnh do khó tiêu hoặc nôn đầy. Mỗi ngày uống 5 – 6 giọt, ngày 3 lần và xoa trên và dưới rốn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop