Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan bài tiết như thận, niệu đạo, bàng quang,… Tỷ lệ trẻ em mắc phải căn bệnh này chỉ đứng sau viêm hô hấp và viêm đường tiêu hóa.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Tác nhân chính gây ra bệnh vi khuẩn E.Coli, vi nấm, ký sinh trùng hoặc virut gây hại,…chúng tồn tại trong môi trường sống rất dễ lây sang người và đặc biệt là trẻ em.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
- Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển khắp nơi, dễ dàng xâm nhập vào trẻ em gây bệnh.
- Bé gái có cấu tạo cơ quan sinh dục và niệu đạo ngắn nên có nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm cao hơn bé nam.
- Trẻ sinh ra yếu, suy dinh dưỡngViêm đường tiết niệu ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trị - BlogAnChoi nặng, mắc bệnh đái tháo đường hay đã phát hiện bệnh lý hội chứng thận hư, hẹp bao quy đầu, có khối u chèn ép, liệt bàng quang trước đó sẽ dễ mắc bệnh hơn.
- Thói quen không tốt hàng ngày của bố mẹ như đóng bỉm thường xuyên, vệ sinh cơ thể bé không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội tấn công vào đường tiết niệu của trẻ và gây bệnh.
- Bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em gây ra bởi vi khuẩn Klebsiella pneumoniae và Enterococcus thường chỉ gặp đối với trẻ sơ sinh.
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em là:
- Một trong các bộ phận thuộc đường tiết niệu bị biến dạng, tắc nghẽn
- Hoạt động bất thường của hệ tiết niệu do trẻ chưa phát triển hoàn toàn
- Dị tật bẩm sinh dẫn đến chảy ngược nước tiểu
- Cho trẻ mặc quần áo bó sát người
- Vệ sinh sau khi đi ngoài không sạch sẽ
- Trẻ đi tiểu nhiều hoặc nín nhịn trong thời gian dài
Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em tùy thuộc vào vị trí nhiễm bệnh, độ tuổi đối tượng mắc bệnh sẽ có các triệu chứng lâm sàn khác nhau. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi bệnh viêm đường tiết niệu mới xuất hiện sẽ không có các triệu chứng bất thường, đến khi bệnh có dấu hiệu tiến triển nặng mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sốt thông thường. Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn rất dễ để nhận biết bệnh.
Viêm đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh: Sốt cao 39, 40 độ C hoặc hạ nhiệt độ; Da tái xanh; Mê mệt, li bì; Vàng da; Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, ỉa chảy
Viêm đường tiết niệu ở trẻ bú mẹ: Sốt cao; Rét run; Nôn; Chướng bụng; Tiêu chảy; Quấy khóc; Nước tiểu đục
Viêm đường tiết niệu ở trẻ lớn: Sốt cao; Môi khô; Lưỡi bẩn; Hơi thở hôi; Đau vùng thắt lưng; Tiểu buốt, tiểu rắt; Nước tiểu có màu đục
Các triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của một số bệnh thường gặp khác. Vì vậy, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.
Phương pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị sớm, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển lây lan gây ảnh hưởng xấu đến thận. Tùy thuộc cào tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh cua từng bé. Các loại kháng sinh thường được sử dụng là:
- Thuốc kháng sinh Amoxicillin: Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh thuôc có tác dụng giúp ngăn chặn và diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, cho trẻ sử dụng 50mg/kg/ngày chia 3 lần uống hoặc tiêm
- Thuốc Bactrim dùng để điều trị các loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, có tác dụng tốt trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em, cho trẻ uống 20-30mg/kg/ngày.
- Thuốc kháng sinh Trimethoprim có tác dụng chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như E.Coli, Proteus, Enterobacter…. Cho trẻ sử dụng 4-6mg/kg/ngày, chia uống 2 lần uống hoặc tiêm.
- Thuốc kháng sinh Cephalosporin IG tác dụng trên đa số các E. coli kháng ampicillin, cho trẻ sử dụng 50mg/kg/ngày chia đều 3 lần.
- Thuốc Augmentin 50mg/kg/ngày chia đều 2 lần, uống trong vòng 7-10 ngày.
Những trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nhẹ trên bàng quang, mẹ có thể thực hiện điều trị tại nhà bằng các loại kháng sinh qua đường uống theo kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu cho trẻ tại nhà mẹ cần phải chú ý một số điều dưới đây:
- Cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng thời gian và liều lượng bác sĩ đã chỉ định, không tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy các triệu chứng đã được cải thiện.
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ, chú ý đến số lần đi tiểu của trẻ.
- Hỏi trẻ xem các dấu hiệu đau, buốt, rát khi đi tiểu có được cải thiện không.
- Cho trẻ uống nhiều nước và sử dụng thức ăn dưới dạng lỏng như súp, nước, canh,…
Trong thời gian điều trị nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý đúng cách như sốt cao, phát ban, nôn trớ,…