Tương lai phát triển trường Đại học Sư phạm thành đa lĩnh vực

Tương lai phát triển trường Đại học Sư phạm thành đa lĩnh vựcNgày 27.8, tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN đã tổ chức hội thảo quốc gia các giải pháp ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Ngày 27.8, tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN đã tổ chức hội thảo quốc gia các giải pháp ổn định, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Tương lai phát triển trường Đại học Sư phạm thành đa lĩnh vực

Các trường ĐH Sư phạm nên triển khai theo mô hình đa lĩnh vực

Tại hội thảo, tiến sĩ Trương Đình Thăng, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị, đã chia sẻ những khó khăn hiện nay của trường. Ông Thăng cho biết hiện trường của ông chỉ có khoảng 200 sinh viên, trong đó khóa mới có chưa đến 40 sinh viên nhập học. Ông Thăng mong muốn cần có quyết định rõ ràng trong vấn đề sắp xếp lại hệ thống trường Sư phạm càng sớm càng tốt, chứ không chỉ cứ bàn mãi về một dự thảo đề án sắp xếp, quy hoạch mạng lưới trường sư phạm như hiện nay.

Còn tiến sĩ Đặng Văn Định, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, cho biết chỉ riêng nhóm 6 trường ĐH Sư phạm đã có quy mô 45.722 sinh viên chính quy. Nếu tính cả hệ vừa học vừa làm thì quy mô gấp đôi. Như vậy, chỉ cần 5 trường này đào tạo là đã thừa cho nhu cầu giáo viên cho cả nước, không cần đến 127 trường có đào tạo Sư phạm còn lại.

Theo GS Lâm Quang Thiệp, Trường ĐH Thăng Long, có thể thấy một lý do quan trọng tạo nên khó khăn trong tuyển sinh ở các trường ĐH Sư phạm là ở mô hình trường Sư phạm đơn lĩnh vực khép kín. Vì vậy, trong điều kiện định hướng thị trường, việc đào tạo giáo viên nên triển khai trong các trường ĐH đa lĩnh vực.

GS Thiệp đề xuất nếu muốn đầu vào tốt, tức là tuyển được những sinh viên giỏi, cần có chính sách tạo nên sự hấp dẫn của nghề giáo viên. Muốn quá trình đào tạo tốt, cần tạo cơ hội cho sinh viên ngành Sư phạm được học ở những môi trường đào tạo tốt nhất. Quy trình đào tạo nối tiếp chính là sự đảm bảo để sinh viên được học các môn ở các khoa khoa học cơ bản, nơi thường có các giáo sư giỏi nhất.

GS Thiệp nói: “Không nên duy trì việc đào tạo giáo viên trong các trường ĐH Sư phạm khép kín, để cho các trường ĐH Sư phạm tự chủ phát triển thành các ĐH đa lĩnh vực, trong đó có thể ưu tiên lĩnh vực Sư phạm. Nên lựa chọn mô hình quy trình đào tạo nối tiếp, đặc biệt đối với giáo viên phổ thông trung học. Khi tiềm lực kinh tế của đất nước đảm bảo, nên ưu tiên đào tạo giáo viên phổ thông trung học theo mô hình: cử nhân khoa học cơ bản + cao học nghiệp vụ Sư phạm. Nên ban hành quy chế liên thông giữa các trường ĐH khoa học cơ bản và kỹ thuật công, nông nghiệp tương ứng với các trường ĐH Sư phạm và Sư phạm kỹ thuật”.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop