Ăn kiêng là thực hành ăn thực phẩm theo cách được quy định và giám sát để giảm, duy trì hoặc tăng khối lượng cơ thể, hoặc để ngăn ngừa và điều trị các bệnh
Ăn kiêng có phải nhịn ăn không?
Thông thường khi nói tới ăn kiêng (Dietary) hay tiết chế dinh dưỡng thường thì người ta hay nghĩ tới một chế độ ăn khắt khe thậm chí là bỏ bữa hoặc cắt giảm bớt phần ăn trong một ngày, ví dụ: từ 3 bữa cơ bản xuống còn 1-2 bữa ăn. Thực tế ăn kiêng không có nghĩa là bỏ bữa ăn hay cắt giảm luôn phần ăn mà hiểu nôm na là tiết chế những thức ăn theo nguyên tắc khoa học dinh dưỡng và cân nhắc kỹ càng giữa các lợi ích thực phẩm mang lại và các nguy cơ về dinh dưỡng: béo phì, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa các chất, tăng hoặc giảm cân bằng dinh dưỡng đều là những nguyên nhân không tốt ảnh hưởng tới sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của người thực hiện chế độ ăn kiêng.
Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM ăn kiêng không hẵn là bỏ bữa ăn mà có thể ăn xen kẽ những buổi chính thành những buổi phụ và ăn thêm một vài món tráng miệng để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mỗi người
Tùy thể trạng, giới tính, tình trạng sức khỏe mà ăn kiêng sẻ theo những quy luật khác nhau và tuân theo những chế độ dinh dưỡng khác nhau.
Những thành phần dinh dưỡng thường gặp trong thực phẩm?
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nước là thành phần không thể thiếu đối với sức khỏe và dinh dưỡng con người. Trung bình nước chiếm gần 70% khối lượng toàn cơ thể người. Nước có cả trong và ngoài tế bào. Nước duy trì trạng thái ổn định và thẩm thấu màng tế bào, duy trì áp suất thẩm thấu cho phép tế bào thực hiện nhiều chức năng sống (trao đổi chất, vận chuyển các vật chất qua màng tế bào, sinh trưởng phát triển và tồn tại)
Các chất vô cơ khác như muối khoáng, các ion kim loại quan trọng Cu, Fe, Zn, Mo, Cd, Mn, 1 số vi chất khoáng vi lượng khác như Cr, Se, Te, Cl, S, P, và các khoáng đa lượng K, Na, Mg, Ca cũng rất cần thiết quan trọng với chế độ dinh dưỡng của con người.
Các hợp chất hữu cơ trong dinh dưỡng như Carbohydrate, Protein, Lipid, Triglyceride cũng có vai trò rất quan trọng trong tiết chế và chế độ dinh dưỡng của người. Trong chế độ dinh dưỡng Carbohydrate đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng trong đó có 2 rối loạn dinh dưỡng quan trọng liên quan tới nội tiết là Bệnh Đái Tháo Đường và Hạ đường huyết trong đó tình trạng tăng Glucose máu mạn tính thường trực xảy ra và gây tổn thương đa hệ cơ quan trong cơ thể (gan, thận, lách, não, tim mạch) và làm tổn thương nhiều chức năng sống trong cơ thể.
Lipid đóng vai trò là thành phần quan trọng tạo nên các mô mỡ, màng sinh chất trong cơ thể sống và tham gia nhiều chức năng như tín hiệu thông tin nội bào, tín hiệu hormone dẫn truyền, vai trò tạo nhũ chấp để hấp thu các vitamin tan trong dầu A, D,E,K của cơ thể
Protein đóng vai trò dinh dưỡng thứ yếu, đóng vai trò tạo hình các mô, cơ quan trong cơ thể con người, là tín hiệu truyền tin ở các tế bào với vai trò các Peptide hoạt hóa hoặc peptide hoạt tính. Một vài protein đóng vai trò chuyên chở O2, CO2 của tế bào hồng cầu, tế bào cơ vân. Một vài Protein khác có vai trò tạo kháng thể, tăng đáp ứng miễn dịch của tế bào và cơ thể.
Một vài hormone có bản chất là Peptide hoặc Polypeptide có vai trò sinh hóa quan trọng làm nền tảng tạo nên thế giới sống đa dạng, giúp cơ thể sống tồn tại và phát triển không ngừng tiến hóa
Chế độ tiết chế dinh dưỡng có làm mất sức cơ thể?
Nếu tuân thủ chế độ tiết chế dinh dưỡng một cách hợp lý, tăng cường vitamin nhóm B,C, hạn chế chất béo động vật bão hòa, hạn chế tinh bột xay xát hoặc tinh bột đã qua xử lý sẻ giúp cơ thể hài hòa về cân nặng và sức khỏe thể chất. Giúp duy trì tình trạng cân nặng hợp lý trong mức cho phép, hỗ trợ phòng tránh các bệnh tật nguy hiểm như Tim mạch, Ung thư, Đái Tháo Đường và đó cũng là lời khuyên của các chuyên gia về dinh dưỡng học