Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tới thuốc AVR trong điều trị HIV

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tới thuốc AVR trong điều trị HIVVới bệnh nhân nhiễm HIV và phải điều trị với thuốc trong thời gian kéo dài có nên kiêng cữ một số loại thực phẩm nhất định nào không. Và bệnh nhân cần phải ăn những loại thức ăn gì để không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc AVR.

Với bệnh nhân nhiễm HIV và phải điều trị với thuốc trong thời gian kéo dài có nên kiêng cữ một số loại thực phẩm nhất định nào không. Và bệnh nhân cần phải ăn những loại thức ăn gì để không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc AVR.

Thức ăn có ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc ARV

Thức ăn có ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc ARV

Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và bệnh HIV?

Trên một bệnh nhân HIV, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

  • Gia tăng chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp đầy đủ các loại chất thiết yếu mà cơ thể cần.
  • Cải thiện hệ thống miễn dịch nhằm chống lại sự tấn công của virus gây bệnh.
  • Cải thiện các triệu chứng và biến chứng của HIV.
  • Giúp tiêu hóa thuốc điều trị và giúp phòng ngừa tác dụng phụ của chúng.

Thuốc ARV có những tương tác gì với thức ăn hằng ngày?

Thuốc ARV và thức ăn có thể tương tác với nhau thông qua nhiều cơ chế, gây ra nhiều hậu quả và lợi ích khác nhau.

Bác sĩ đang giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết thức ăn có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu, chuyển hóa, phân phối và thải trừ thuốc ARV. Một số thức ăn có thể làm gia tăng tác dụng của thuốc AVR. Ngược lại, một số có thể làm suy giảm tác dụng của thuốc. Thức ăn quá nhiều mỡ, dư thừa năng lượng, chứa quá nhiều protein sẽ làm giảm hấp thu thuốc PI indinavir. Một bữa ăn giàu lipid sẽ giúp gia tăng sinh khả dụng của tenofovir.

Thuốc ARV có thể ảnh hưởng ngược lại quá trình hấp thu, chuyển hóa, phân phối và thải trừ chất dinh dưỡng được cung cấp từ thức ăn. Một số thuốc ARV ức chế men protease như ritonavir hay nelfinavir có thể làm thay đổi chuyển hóa mỡ, từ đó dẫn đến sự rối loạn mỡ máu. Sự rối loạn mỡ máu này có thể gia tăng nguy cơ của các bệnh tim mạch. Do đó, việc tiết chế các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa là vô cùng cần thiết trên những bệnh nhân đang điều trị thuốc AVR. Trên thực tế, rối loạn chuyến hóa mỡ đã được ghi nhận trên một số bệnh nhân sử dụng AVR. Ngoài ra, việc sử dụng một số thuộc AVR loại ức chế protease có khả năng làm thay đổi chuyến hóa carbohydrate, gây đề kháng insulin, từ đó gia tăng khả năng đái tháo đường.

Các tác dụng phụ của thuốc ARV sẽ cản trở sự cung cấp và hấp thu chất dinh dưỡng. Do đó, chúng có thể gây giảm cân và suy dinh dưỡng nếu bệnh nhân không có một chế độ ăn uống hợp lý và tích cực. Ví dụ như zidovudine có thể gây chán ăn và nôn ói, didanosine có thể gây tiêu chảy, chán ăn và khô miệng. Để khắc phục tình trạng này, các bệnh nhân đang sử dụng zidovudine nên ăn những thức ăn nhẹ, có thể uống thêm nước trong bữa ăn để giảm bớt cmả giác nghẹn. Nếu tiêu chảy do tác dụng phụ của didanosine, bệnh nhân nên uống nhiều nước hơn để cải thiện tình trạng mất nước và điện giải. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu đặt ra, việc điều trị thuốc AVR có thể tăng nguy cơ loãng xương. Vì vậy, việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng giàu vitamin D và Calci cho bệnh nhân là không có gì thừa thải.

Việc kết hợp thuốc ARV và một số loại thức ăn đồ uống có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Việc tiêu thụ các đồ uống chứa nhiều cồn trong khi đang sử dụng thuốc didanosine có thể gây viêm tụy, có thể dẫn đến tử vong nếu diễn tiến quá nặng.

Đào tạo Cao đẳng Xét nghiệm y học Sài Gòn năm 2019

Đào tạo Cao đẳng Xét nghiệm y học Sài Gòn năm 2019

Chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân HIV?

Đối với người nhiễm HIV, thực sự không có chế độ ăn nào đặc biệt hay loại thực phẩm đặc biệt nào. Thực tế dinh dưỡng với mục đích chính là tăng cường hệ thống miễn dịch.

Khi bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch phải làm việc liên tục để chống lại sự nhiễm trùng. Đối với một số người, điều này có nghĩa là cần tăng lượng thức ăn hơn trước đây.

Nếu người bệnh thiếu cân hoặc đang ở giai đoạn tiến triển với tải lượng virus cao, hoặc nhiễm trùng cơ hội, cần phải bổ sung thêm protein cũng như lượng calo dư thừa (dưới dạng carbohydrat và chất béo).

Bệnh nhân HIV cần chú ý an toàn thực phẩm?

Vì HIV ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, nên người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tiêu hóa. Vì vậy ngoài chế độ ăn uống tốt, người bệnh cần ăn một cách an toàn. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bị HIV được các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ

  • Tránh ăn trứng sống, thịt hoặc hải sản (bao gồm sushi và hàu, sò ốc).
  • Rửa kỹ rau quả.
  • Sử dụng một thớt riêng cho thịt sống.
  • Rửa tay, đồ dùng và thớt bằng xà phòng và nước sau mỗi lần sử dụng.
  • An toàn nước là cực kỳ quan trọng, vì nước có thể mang nhiều loại ký sinh trùng, vi khuẩn và vi-rút.
  • Không uống nước từ hồ, ao, sông suối, chỉ nên uống nước đun sôi để nguội.

Mặc dù không có hướng dẫn dinh dưỡng và các khuyến nghị cụ thể cho những người bị HIV, một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng bao gồm tất cả các loại vitamin và khoáng chất dường như là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe. Nên khám và nghe tư vấn từ chuyên viên dinh dưỡng thường xuyên để có kế hoạch chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop