Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh lang ben

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh lang benLang ben là tình trạng nhiễm nấm ngoài da thường gặp, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm bệnh có thể gây mất thẩm mĩ hoặc một số biến chứng về sau

Lang ben là tình trạng nhiễm nấm ngoài da thường gặp, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm bệnh có thể gây mất thẩm mĩ hoặc một số biến chứng về sau

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh lang ben

Lang ben là tình trạng nhiễm nấm ngoài da thường gặp

Vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh lang ben hiệu quả? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!

TỔNG QUAN VỀ BỆNH LANG BEN

Nguyên nhân gây bệnh

Vi nấm Pityrosporum ovale phát triển trên bề mặt da và tác động vào lớp biểu bì làm sắc tố dưới da thay đổi, tạo nên các vùng da giảm hoặc mất sắc tố (trắng hơn so với các vùng da xung quanh).

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết một số yếu tố nguy cơ gây bệnh:

  • Thời tiết nóng ẩm, ra nhiều mồ hôi, da tăng tiết dầu
  • Suy giảm miễn dịch (HIV, trẻ em sau mắc cúm, sởi,…)
  • Thay đổi nội tiết đặc biệt ở tuổi dậy thì, mang thai hoặc sử dụng nội tiết thay thế
  • Vệ sinh cá nhân kém

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp của bệnh lang ben có thể kể đến như:

  • Xuất hiện các dát từ từ trên da, tăng dần về số lượng và kích thước.
  • Da có màu khác so với vị trí xung quanh (có thể sáng hoặc tối hơn), có thể màu trắng, hồng hoặc nâu.
  • Vị trí thường gặp: Cổ, ngực, lưng và hai cánh tay, tuy nhiên thực tế có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
  • Da có thể bị ngứa, tăng lên khi ra nắng hoặc đổ mồ hôi.
  • Nhiễm nấm men làm da không tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời

Đường lây truyền

Bệnh lây lan trực tiếp qua đường tiếp xúc da hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân:

  • Dùng chung quần áo
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm, dao cạo râu, …)

Đối tượng nguy cơ

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lang ben cao thường là:

  • Trẻ em, thiếu niên và thanh niên
  • Người có da nhờn
  • Người đổ mồ hôi nhiều
  • Suy giảm miễn dịch (HIV, AIDS, ung thư điều trị hóa chất, trẻ em sau cúm, sởi,…)
  • Thay đổi nội tiết tố (dậy thì, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai)

BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH LANG BEN

Để chẩn đoán bệnh lang ben, bác sĩ chuyên khoa dựa vào các triệu chứng và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm.

Triệu chứng

  • Xuất hiện các dát nhạt màu hoặc màu thẫm, màu hồng, kích thước 4-5 mm, khu trú chủ yếu vùng cổ, ngực, lưng và cánh tay.
  • Nhìn thương tổn thấy không có vảy nhưng khi cạo sẽ có vảy.

Xét nghiệm

  • Phát hiện vi nấm ở vảy khi soi trực tiếp dưới kính hiển vi.
  • Có rất nhiều sợi nấm và bào tử vách dày được làm rõ trong dung dịch KOH 10%.
  • Nuôi cấy không có giá trị chẩn đoán do nấm Pityrosporum ovale đòi hỏi phải có môi trường đặc biệt và chúng cũng thường có mặt ở da người bình thường.
  • Soi đèn Wood thấy vùng giảm sắc tố do nhiễm nấm và huỳnh quang màu xanh lá cây nhạt.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh lang ben

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng chuyên nghiệp

ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH BỆNH LANG BEN

Điều trị

Sử dụng thuốc bôi và các loại kem chống nấm do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Thuốc bôi hàng ngày xung quanh vùng tổn thương liên tục trong 1-2 tuần. Sự nổi gờ và vảy của các đốm dát sẽ được điều trị khỏi. Tuy nhiên thay đổi màu sắc da ở các vùng thương tổn có thể kéo dài vài tháng mới có thể trở lại bình thường.

Theo lời khuyên từ bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, nếu bệnh ảnh hưởng đến nhiều vùng da, diện tích vết thương lớn thì có thể sử dụng thuốc chống nấm dạng uống như Ketoconazole 200mg/ngày, uống 7 ngày (cần chú ý chức năng gan khi sử dụng thuốc).

Phòng ngừa

Bệnh lang ben có thể phòng ngừa dễ dàng bằng một số biện pháp sau đây:

  • Tránh môi trường có nhiệt độ quá cao, môi trường nóng ẩm.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh, đặc biệt vào mùa hè.
  • Tránh để ra mồ hôi quá mức, khi lao động hay tập luyện gắng sức cần lau mồ hôi khô.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt với người bệnh bị lang ben, hắc lào. Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn. Trẻ nhỏ khi tắm cần lau người thật khô rồi mới mặc quần áo.

Trẻ em có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên không thể dùng các thuốc chữa bệnh lang ben như người lớn được mà cần có khám và tư vấn của bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop