Cùng B.s Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh viêm đường hô hấp dưới

Cùng B.s Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh viêm đường hô hấp dướiViêm đường hô hấp dưới hay nhiễm trùng đường hô hấp dưới là tình trạng nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan thuộc đường hô hấp dưới, đây là căn bệnh có tỉ lệ mắc bệnh rất cao đặc biệt là trong thời tiết giao mùa

Viêm đường hô hấp dưới hay nhiễm trùng đường hô hấp dưới là tình trạng nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan thuộc đường hô hấp dưới, đây là căn bệnh có tỉ lệ mắc bệnh rất cao đặc biệt là trong thời tiết giao mùa

Cùng B.s Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh viêm đường hô hấp dưới

Bệnh viêm đường hô hấp dưới

Chúng ta hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh viêm đường hô hấp dưới qua bài viết dưới đây!

BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI

Viêm đường hô hấp dưới còn có tên gọi khác là nhiễm trùng đường hô hấp dưới, là tình trạng nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan thuộc đường hô hấp dưới (phân biệt với đường hô hấp trên) bao gồm khí quản, tiểu phế quản và các phế nang bên trong phổi.

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm đường hô hấp dưới thường được chia ra làm hai loại là:

  • Viêm phế quản cấp (hay còn gọi là Cảm lạnh ngực): Đây là một tình trạng các ống dẫn khí lớn ở phổi (cây phế quản) bị nhiễm trùng dẫn đến viêm, sưng. Nguyên nhân phổ biến nhất của sự viêm nhiễm là do nhiễm siêu vi (virus), một số ít trường hợp là do vi khuẩn.
  • Viêm phổi: Đây là một tình trạng tổn thương nghiêm trọng các tổ chức ở phổi (đặc biệt là phế nang). Có nhiều tác nhân gây ra bệnh, nhưng phổ biến nhất là vi khuẩn. Trong trường hợp này, cần thiết phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị dứt điểm.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI

Nguồn gây bệnh: Do tiếp xúc với môi trường độc hại có nhiều bụi, khói bụi, bụi than, hóa chất, khói thuốc lá...

Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp: Do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm.

Điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh bệnh: Sự thay đổi thời tiết, nhất là các thời điểm giao mùa Đông – Xuân, khí hậu ẩm ướt, áp suất không khí giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật có hại phát triển và gây bệnh.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em, người già, người hút thuốc lá, những người có các bệnh lý mạn tính ở phổi như hen suyễn...

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm đường hô hấp có thể là:

  • Ho (có đàm hoặc không), cảm giác khó thở (có khi khò khè) và có thể tức ngực.
  • Một số trường hợp có thể bị đau đầu, choáng váng và cảm giác nóng lạnh (sốt).

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường dẫn khí (viêm phế quản cấp) và nhiễm trùng phổi (viêm phổi) có thể giống nhau.

Tiến triển của bệnh: Nhiễm trùng đường dẫn khí (viêm phế quản cấp) thường diễn tiến khá nhẹ nhàng và tự cải thiện trong vòng 7 - 10 ngày mà không biến chứng nặng, cần đi khám bác sĩ để sử dụng thuốc phù hợp. Đối với bệnh nhiễm trùng phổi (viêm phổi), các biểu hiện thường nặng nề hơn. Một số trường hợp bệnh có thể trở nên nặng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng, bạn nên liên hệ với bác sĩ .

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI

Điều trị không sử dụng kháng sinh

Hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp dưới thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện sau một thời gian điều trị. Thậm chí, một đợt viêm phổi cấp có thể khỏi sau 7 – 10 ngày điều trị đúng cách mà không cần sử dụng thuốc. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể trở nặng, ảnh hưởng tính mạng.

Những phương pháp điều trị viêm đường hô hấp dưới không dùng thuốc kháng sinh bao gồm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước, giúp loãng đàm và dễ khạc.
  • Xông hơi nước, có thể pha thêm tinh dầu bạc hà để hỗ trợ giúp làm sạch đàm.
  • Không nên nằm ngửa vào ban đêm vì sẽ dễ gây ứ đọng đàm nhầy và khó thở hơn.
  • Uống thuốc Paracetamol, Ibuprofen hoặc Aspirin để giảm sốt, giảm đau nhức và đau đầu. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc trên. Nếu sử dụng Aspirin, phải đảm bảo bạn đã trên 16 tuổi.
  • Cố gắng ngưng hút thuốc hoặc tiếp xúc khói thuốc. Viêm phế quản, viêm phổi và các bệnh lý nghiêm trọng ở phổi thường gặp hơn ở người hút thuốc hoặc tiếp xúc với thuốc lá.
  • Uống nước chanh và mật ong ấm có thể giảm đau họng do ho nhiều.

Sử dụng kháng sinh để điều trị

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng bệnh chưa thuyên giảm, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh không có tác dụng đối với viêm phế quản, vì viêm phế quản thường là do virus, kháng sinh không có tác dụng đối với virus.

Đối với viêm phổi, viêm phổi nhẹ có thể dùng kháng sinh tại nhà. Nếu viêm phổi nặng hơn, bạn cần được tiêm hoặc truyền thuốc kháng sinh tại bệnh viện. Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn gây viêm phổi sẽ đề kháng với loại kháng sinh ban đầu nên cần phải đổi sang một kháng sinh khác nếu bác sĩ của bạn cảm thấy bệnh nặng hơn.

Cùng B.s Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh viêm đường hô hấp dưới

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn năm 2019

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI

Để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp dưới, theo lời khuyên từ bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, bạn cần:

  • Tiêm vắc xin chủng ngừa định kỳ các tác nhân gây bệnh
  • Hút thuốc lá làm tổn thương nghiêm trọng lớp niêm mạc lót trong đường dẫn khí và làm phổi dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy, không hút thuốc lá sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh viêm đường hô hấp dưới.

Ngoài ra, khi bị viêm đường hô hấp dưới, bạn có thể lây bệnh cho cộng đồng khi ho và hắt xì hơi. Vì vậy nếu bạn bị bệnh, cần che miệng khi ho hoặc hắt xì, rửa tay thường xuyên và vứt khăn giấy đã qua sử dụng


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop