Những lưu ý về căn bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn

Những lưu ý về căn bệnh rối loạn bùng phát gián đoạnRối loạn bùng phát gián đoạn là một bệnh mạn tính kéo dài trong nhiều năm, mặc dù mức độ nặng của những cơn bùng nổ có thể giảm dần theo tuổi

Rối loạn bùng phát gián đoạn là một bệnh mạn tính kéo dài trong nhiều năm, mặc dù mức độ nặng của những cơn bùng nổ có thể giảm dần theo tuổi

Những lưu ý về căn bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn

Rối loạn bùng phát gián đoạn liên quan đến những đợt triệu chứng bốc đồng, gây hấn

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn!

THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH RỐI LOẠN BÙNG PHÁT GIÁN ĐOẠN

Rối loạn bùng phát gián đoạn (tên tiếng Anh là Intermittent Explosive Disorder) liên quan đến những đợt triệu chứng bốc đồng, gây hấn hay các hành vi bạo lực lặp lại và xuất hiện đột ngột, hay thậm chí là những lời chửi rủa mang tính thô tục.

Những cơn “điên đường” (từ dùng để chỉ những người lái xe hay chửi rủa khi đi trên đường), nghiện làm việc nhà, hay ném và làm vỡ các đồ vật, hoặc những cơn thịnh nộ có thể là những dấu hiệu của rối loạn bùng phát gián đoạn.

Những cơn bùng nổ gián đoạn này gây ra lo âu nhiều, ảnh hưởng xấu lên các mối quan hệ xã hội, trong công việc và học tập, thậm chí chúng có thể dẫn đến những hậu quả xấu liên quan đến pháp luật và tài chính.

NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ GÂY BỆNH RỐI LOẠN BÙNG PHÁT GIÁN ĐOẠN

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của rối loạn bùng phát giai đoạn cho đến nay vẫn chưa rõ, nhưng bệnh có thể liên quan đến các yếu tố môi trường và yếu tố di truyền. Bệnh thường khởi phát ở trẻ em từ 6 tuổi cho đến lúc trưởng thành và cũng khá phổ biến ở lứa tuổi 40.

  • Yếu tố môi trường: Hầu hết những người bệnh lớn lên trong gia đình có những hành vi gây hấn, bạo lực hay bùng nổ qua lời nói. Bởi vì họ thường xuyên trải qua hay chịu đựng những hành vi này từ lúc nhỏ nên họ sẽ có nguy cơ biểu hiện những đặc điểm hay hành vi tương tự khi trưởng thành.
  • Yếu tố di truyền: Có thể có những nhân tố di truyền gây bệnh truyền từ đời bố mẹ sang con cái.
  • Những hoạt chất trong não: Serotonin, một hoạt chất quan trọng trong não, có thể gây ra rối loạn bùng phát gián đoạn.

Yếu tố nguy cơ

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn bùng phát gián đoạn:

  • Có tiền sử bị lạm dụng thể xác: Người trải qua bạo hành hay các chấn thương tâm lí lúc nhỏ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Có tiền sử các bệnh về tâm lí: Người mắc các chứng bệnh như rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ranh giới hoặc những bệnh khác có hành vi gây phá rối như bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

TRIỆU CHỨNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH RỐI LOẠN BÙNG PHÁT GIÁN ĐOẠN

Triệu chứng thường gặp

Những cơn bùng nổ xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, và thường kéo dài không quá 30 phút. Những cơn này xảy ra thường xuyên hay cách nhau khoảng vài tuần đến vài tháng, xen kẽ vào đó là những đợt bùng nổ bằng lời nói hay chửi rủa. Bạn có thể cảm thấy khó chịu, bốc đồng, phẫn nộ hoặc giận dữ kéo dài và hầu như lúc nào cũng vậy.

Những đợt bùng nổ có thể kèm theo các triệu chứng sau:

  • Giận dữ
  • Khó chịu
  • Dư thừa năng lượng
  • Ý nghĩ đua xe
  • Ngứa cảm giác giống kiến bò
  • Run rẩy
  • Đánh trống ngực
  • Đau thắt ngực

Sự bùng nổ qua lời nói hay hành vi là ngoài tầm kiểm soát của người bệnh trước một tình huống cụ thể mà không suy nghĩ hay lường trước hậu quả, có một số biểu hiện sau:

  • Tâm trạng luôn cáu giận
  • Chửi rủa một tràng
  • Hay gây gổ với người khác
  • La hét, lớn tiếng
  • Hành vi bạo lực như tát, xô đẩy người khác
  • Đánh nhau
  • Phá hoại tài sản
  • Có hành vi đe doạ hay hành hung với người và động vật

Người bệnh sẽ thấy nhẹ nhõm và giải toả được mệt mỏi sau mỗi đợt bùng phát. Sau đó, họ có thể cảm thấy ăn năn, hối hận hay thậm chí xấu hổ.

Những biến chứng

Người bị rối loạn bùng phát gián đoạn sẽ tăng nguy cơ bị:

  • Phá hỏng những mối quan hệ cá nhân: Người bệnh thường tự thấy người khác nổi giận với họ do đó họ thường xuyên gây gổ hoặc dùng bạo lực. Những hành động này sẽ tạo khó khăn trong việc giữ gìn những mối quan hệ xung quanh,c ó thể dẫn đến ly dị vợ chồng hay stress cho gia đình.
  • Gặp khó khăn khi ở trường, ở nhà hoặc trong công việc: Một số biến chứng có thể xảy ra như mất việc, đình chỉ việc học, tai nạn giao thông,vấn đề tài chính hoặc liên quan đến pháp lý.
  • Thường xuyên gặp rối loạn cảm xúc: như trầm cảm, lo lắng
  • Nghiện rượu và các chất kích thích khác
  • Một số bệnh lí có thể xảy ra như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ, cảm giác đau mạn tính.
  • Tự làm hại bản thân: Cố ý tự làm tổn thương hay tự sát thỉnh thoảng có thể xảy ra.

Những lưu ý về căn bệnh rối loạn bùng phát gián đoạn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược uy tín chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN BÙNG PHÁT GIÁN ĐOẠN

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết hiện nay không có điều trị đặc hiệu có thể dùng tốt cho tất cả các trường hợp rối loạn bùng phát gián đoạn. Điều trị nói chung thường bao gồm liệu pháp tâm lí kết hợp với dùng thuốc.

Liệu pháp tâm lí

Điều trị theo cá nhân hoặc theo nhóm có thể hữu ích và một loại thường dùng điều trị đó là liệu pháp nhận thức hành vi giúp người bệnh:

  • Xác định những tình huống hay hành vi có thể gây kích thích hay công kích người khác
  • Học và luyện cách kiềm chế những hành vi hay lời nói không phù hợp ví dụ như tập thư giãn, suy nghĩ thấu đáo trước mọi tình huống (tái hình thành sự nhận thức) và các kĩ năng đối phó với nhiều hoàn cảnh khác nhau

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể giúp điều trị rối loạn bùng phát gián đoạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật hoặc thuốc giúp ổn định tâm trạng cũng có thể cần thiết cho người bệnh.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop