Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về hội chứng Sheehan

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về hội chứng SheehanHội chứng Sheehan hay suy tuyến yên sau sinh là một rối loạn hiếm gặp do thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ sau sinh dẫn đến hoại tử tuyến yên. Bệnh dẫn tới nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm đến tính mạng

Hội chứng Sheehan hay suy tuyến yên sau sinh là một rối loạn hiếm gặp do thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ sau sinh dẫn đến hoại tử tuyến yên. Bệnh dẫn tới nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm đến tính mạng

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về hội chứng Sheehan

Hội chứng Sheehan

Chúng ta cùng tìm hiểu hội chứng này Sheehan qua bài viết dưới đây được tổng hợp từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!

THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘI CHỨNG SHEEHAN

Nguyên nhân

Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nguyên nhân gây hội chứng Sheehan hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân gây bệnh là thiếu máu nuôi dưỡng tuyến yên do mất máu nặng hoặc huyết áp rất thấp sau sinh.

Khi cơ thể không bảo đảm đủ nguồn máu nuôi dưỡng cung cấp, tuyến yên bị hoại tử và không tiết đủ hormon, kéo theo rối loạn chức năng một loạt các tuyến nội tiết khác như tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến sinh dục, … và gây ra các bất thường trên lâm sàng.

Nguyên nhân gây mất nhiều máu ở sản phụ thường do đờ tử cung, chấn thương đường sinh dục, rối loạn đông cầm máu, vỡ tử cung trong thai kỳ hay khi mang thai, …

Triệu chứng thường gặp

Khi tuyến yên bị suy giảm chức năng, các tuyến nội tiết khác trong cơ thể cũng bị rối loạn, nên biểu hiện lâm sàng của hội chứng Sheehan khá đa dạng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Không đủ sữa cho trẻ bú: sữa không được tiết hoặc tiết ra quá ít so với các bà mẹ khỏe mạnh khác để nuôi con. Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với các nguyên nhân thông thường khác nên dễ bị bỏ qua.
  • Không có kinh nguyệt trở lại sau sinh: vô kinh hoặc kinh thưa sau sinh là dấu hiệu quan trọng gợi ý hội chứng Sheehan cùng với việc không tiết sữa.
  • Vú giảm kích thước, cơ quan sinh dục ngoài teo nhỏ, lãnh cảm
  • Mệt mỏi, giảm hoạt động, tăng cân hoặc sút cân nhanh chóng.
  • Rối loạn tâm thần, mất tập trung, sợ lạnh, co giật, hôn mê, trụy mạch

Mức độ biểu hiện triệu chứng của hội chứng Sheehan phụ thuộc vào mức độ tổn thương tuyến yên và nặng dần lên khi gặp phải vấn đề sức khỏe khác hay các căng thẳng tâm lý. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện vài ngày, vài tháng, có khi vài năm sau sinh dựa vào dấu hiệu không có sữa cho con bú.

Các biểu hiện lâm sàng của hội chứng thường không đặc hiệu, dễ bị bỏ sót đến khi có các biến chứng cấp tính như shock, trụy mạch không rõ nguyên nhân, rối loạn điện giải, hạ đường huyết, …

Đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh

Bất kỳ phụ nữ mang thai và sinh con nào có nguy cơ mắc phải các bệnh lý gây mất máu nặng sau sinh đều tăng khả năng phải đối diện với hội chứng Sheehan. Các yếu tố nguy cơ có thể gặp thường bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai nhiều lần
  • Mang đa thai (song thai, tam thai, …)
  • Đa ối
  • Thai con to
  • Ngôi ngược
  • Chuyển dạ kéo dài
  • Vỡ tử cung
  • Chấn thương đường sinh dục
  • Sót nhau sau sinh
  • Nhau tiền đạo, nhau cài răng lược
  • Rối loạn đông cầm máu

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về hội chứng Sheehan

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược 2019

BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA HỘI CHỨNG SHEEHAN

Biện pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán hội chứng Sheehan còn gặp nhiều khó khăn do bệnh nhân thường phát hiện trễ và các biểu hiện lâm sàng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như suy nhược cơ thể sau sinh, suy nhược thần kinh, … Do đó, việc thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử, bệnh sử là chưa đủ, các bác sĩ cần chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh. Theo kỹ thuật viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học Sài Gòn, các xét nghiệm thường bao gồm::

  • Định lượng nồng độ hormon tuyến yên và các tuyến nội tiết khác như định lượng cortisol của hormon tuyến thượng thận, FT3 và FT4 của hormon tuyến giáp, hay estrogen, progesteron của hormon tuyến sinh dục.
  • Xét nghiệm công thức máu.
  • Xét nghiệm định lượng các chất điện giải.
  • Xét nghiệm kích thích hormon tuyến yên, chỉ thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ nội tiết.
  • CT scan hoặc MRI sọ não giúp kiểm tra kích thước tuyến yên và loại trừ các nguyên nhân gây suy tuyến yên khác.

Biện pháp điều trị

Tổn thương tuyến yên do hội chứng Sheehan là tổn thương không hồi phục và chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Hiện nay việc điều trị hội chứng Sheehan chỉ giúp bổ sung các hormon bị thiếu và phải thực hiện suốt đời.

  • Corticoid thay thế hormon tuyến thượng thận.
  • Levothyroxin thay thế hormon tuyến giáp
  • Estrogen đơn hoặc estrogen phối hợp với progesterone thay thế hormon tuyến sinh dục, đồng thời nên điều trị cho đến thời kỳ mãn kinh tự nhiên của người phụ nữ.

Cần theo dõi quá trình điều trị thường xuyên bằng cách định lượng các hormon trong máu và điều chỉnh tùy theo tình trạng sức khỏe, cân nặng và các vấn đề căng thẳng tâm lý trong cuộc sống của bệnh nhân.

Giải pháp phòng ngừa

Một số biện pháp có thể áp dụng để giúp hạn chế được sự ảnh hưởng của hội chứng Sheehan như sau:

  • Những hụ nữ có ý định mang thai cần đi khám sức khỏe và khám thai định kỳ đầy đủ.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai kỳ.
  • Chế độ thai sản và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào của tình trạng mất máu cấp, bệnh nhân cần đến khám tại các bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa để được tư vấn và theo dõi thật kỹ cho tới khi chuyển dạ sinh con.
  • Những thai phụ đã bị mất máu nặng nề khi sinh cần lưu ý để phát hiện các biểu hiện bất thường kịp thời.

Trên đây là chia sẻ về hội chứng sheehan được bác sĩn giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ chi tiết nhất đến bạn đọc


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop