Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ mẹo chữa trúng gió nhanh và hiệu quả

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ mẹo chữa trúng gió nhanh và hiệu quảKhi trúng gió cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi và khó chịu. Do đó cần phải trang bị những mẹo chữa trúng gió để có thể đẩy gió độc ra khỏi cơ thể nhanh chóng.

Khi trúng gió cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi và khó chịu. Do đó cần phải trang bị những mẹo chữa trúng gió để có thể đẩy gió độc ra khỏi cơ thể nhanh chóng.

 

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ mẹo chữa trúng gió nhanh và hiệu quả

Có thể chữa trúng gió bằng thuốc Tây y hoặc các phương pháp dân gian

Theo quan niệm dân gian, trúng gió là tình trạng bị “gió độc” xâm nhập vào cơ thể gây mệt mỏi, sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, nhức mỏi tay chân,…

Theo Tây y thì trúng gió đồng nghĩa với cảm, còn Đông y gọi là bệnh “thời khí”. Nguyên nhân là do các yếu tố thời tiết như nắng, gió, trời lạnh, sương giá rét, mưa,…tác động vào cơ thể một cách đột ngột khiến khí lạnh xâm nhập vào bên trong qua lỗ chân lông và đường hô hấp.

Bất cứ ai cũng có thể bị trúng gió, nhất là những người có sức đề kháng yếu, trẻ em và người già. Triệu chứng rõ rệt nhất là ớn lạnh ở gáy, sống lưng, đôi khi có kèm nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi,…Những trường hợp nặng, người bị trúng gió còn hôn mê, tay chân lạnh, co cứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nếu biết phương pháp trị thì ngày hôm sau cơ thể sẽ trở lại khỏe mạnh. Ngược lại, nếu để bệnh diễn biến âm ỉ sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Mẹo chữa trúng gió nhanh và hiệu quả

Trong tây y có cách đặc trị trúng gió như sau: Khi bệnh nhân bị trúng gió, các bác sỹ thường chỉ định uống thuốc cảm (paracetamol, paradol..). Ngoài ra bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời làm nóng vùng nhiễm lạnh và làm giãn tĩnh mạch.

Trong đông y có những bài thuốc dân gian trị trúng gió nhanh

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ mẹo chữa trúng gió nhanh và hiệu quả

Đào tạo Y học cổ truyền uy tín tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Trúng gió nhẹ

Sử dụng phương pháp cạo gió (vùng cổ, bụng, lưng, chân, tay, hút giác). Tuy nhiên không sử dụng phương pháp này đối với người cao huyết áp, phụ nữ mang thai…

Uống trà gừng, uống nước gừng tươi giã nát (để làm ấm cơ thể).

Làm nóng gan bàn chân.

Đối với người bị bất tỉnh cần tác động vào huyệt nhân trung (nằm nằm ngay dưới gốc mũi) ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp bệnh nhân tỉnh lại.

Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), để tư thế nằm nghiêng đầu sang một bên (tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn đi vào phế quản), chùm chăn ấm, không để gió lùa.

Cho ngửi tinh dầu, xoa dầu vào huyệt nhân trung…

Khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn có thể ăn cháo hành, tía tô để làm ấm cho cơ thể

Trúng gió nặng

Khi bị trúng gió nặng, người bệnh có các dấu hiệu hôn mê, tay chân rất lạnh, co cứng…cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện. Nếu không, có thể sẽ nguy hiểm tính mạng.

Nhìn chung, bất cứ ai cũng có thể bị trúng gió nếu không biết cách phòng tránh. Để hạn chế bị trúng gió, chúng ta nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, khi ngồi phòng điều hòa cần tránh luồng khí lạnh phả ra từ phía sau,…Đặc biệt, hãy tăng cường tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop