Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh tiểu rắt ở trẻ em

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh tiểu rắt ở trẻ emTiểu rắt hay đái nhắt ở trẻ em là một hiện tượng thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng lại liên quan đến nhiều bệnh lý như suy giảm chức năng thận, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,…

Tiểu rắt hay đái nhắt ở trẻ em là một hiện tượng thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng lại liên quan đến nhiều bệnh lý như suy giảm chức năng thận, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,…

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh tiểu rắt ở trẻ em

bệnh tiểu rắt ở trẻ em

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ EM TIỂU RẮT LÀ DO ĐÂU?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đa số các cha mẹ có suy nghĩ rằng chứng tiểu rắt ở con mình là do uống nhiều nước, sữa hoặc do trẻ căng thẳng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này chứ không chỉ riêng những lý do trên:

Nguyên nhân sinh lý

Tình trạng tiểu rắt ở trẻ chưa hẳn là dấu hiệu bệnh lý mà có thể xuất phát từ những lý do như:

  • Trẻ uống quá nhiều nước, sữa hoặc ăn nhiều cháo nhất là ban đêm gây ra tình trạng tiểu rắt.
  • Trẻ ăn uống nhiều đồ ngọt như bánh ngọt, nước mía, nước dừa, nước ngô… Những loại nước này có tác dụng lợi tiểu, kích thích trẻ đi tiểu, trong khi đó nếu ăn nhiều đồ ngọt, thận sẽ tăng cường đào thải lượng đường dư thừa dẫn đến tiểu nhiều.
  • Do trẻ thường xuyên bị bố mẹ mắng khi đi tiểu nhiều lần khiến bé nảy sinh tâm lý sợ hãi dẫn đến tiểu rắt.
  • Do trẻ bị nóng trong người

Nguyên nhân bệnh lý

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nếu tình trạng tiểu rắt thường xuyên, không có dấu hiệu suy giảm thì rất có thể bé đã mắc các bệnh lý dưới đây:

  • Thận yếu, suy giảm chức năng thận khiến nước tiểu xuống bàng quang nhỏ giọt gây ra hiện tượng trẻ đi tiểu nhiều lần.
  • Viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm.
  • Do bé trai bị hẹp hoặc dài bao quy đầu.

TRIỆU CHỨNG TIỂU RẮT Ở TRẺ EM?

Theo một nghiên cứu ở Mỹ, khoảng 15% trẻ em trong cộng đồng mắc chứng tiểu rắt. Tình trạng này không hề liên quan đến sự lười biếng, thiếu tự tin, tâm lý bất ổn hay thường xuyên phải chịu căng thẳng ở trẻ. Tiểu rắt là tình trạng trẻ luôn có cảm giác buồn tiểu, đi nhiều lần trong ngày, mặc dù vừa mới tiểu xong lại muốn đi tiếp. Bởi lẽ, ở người bình thường, chức năng của bàng quang là dự trữ nước tiểu cho đến chúng ta muốn đi vệ sinh.

Trung bình, một người sẽ đi tiểu từ 4 – 8 lần trong ngày. Nếu con số này vượt quá mức trên thậm chí có xu hướng gia tăng vào ban đêm thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Khi trẻ em đi tiểu rắt do bệnh lý, thường có những biểu hiện sau:

  • Tăng cảm giác muốn đi tiểu, tiểu không hết, không thể kiểm soát lượng nước tiểu của mình.
  • Đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ, thậm chí có thể có cục máu đông.
  • Đau bụng dưới, vùng lưng hông, bàng quang căng tức, khó tiểu , trẻ mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên quấy khóc.
  • Một số trẻ có thể sốt cao, nước tiểu đục hoặc đổi màu, sút cân, tiểu nhiều về đêm.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh tiểu rắt ở trẻ em

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

TRẺ EM TIỂU RẮT LÀ BỊ BỆNH GÌ?

Suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh chủ yếu do bẩm sinh hoặc một số tổn thương cầu thận và đường dẫn niệu. Theo thống kê, tại Việt Nam có đến 40% trường hợp suy thận là do dị tật bẩm sinh và 60% là do ảnh hưởng của các bệnh lý mắc phải trong thời niên thiếu.

Triệu chứng thường gặp:

  • Tiểu nhiều, lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít, có thể có màu đỏ hoặc màu xá xị.
  • Nước tiểu đục, cảm giác khó chịu lúc đi tiểu vì thường xuất hiện tình trạng đau rát.
  • Sau khi ngủ dậy mắt trẻ hơi sưng, tùy theo mức độ của chứng suy thận mà tình trạng phù nề không giống nhau. Sưng nhiều hơn và phù ra toàn người sau nhiều ngày.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Hiện tượng đi tiểu rắt thường xuyên là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do vi khuẩn E.Coli, một loại vi khuẩn nằm trong đường ruột có nhiều ở phân người và động vật gây ra. Do cấu tạo giải phẫu và sinh lý niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn mà bé gái thường dễ mắc bệnh hơn với với bé trai.

Triệu chứng thường gặp:

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường, tiểu ngay cả khi đang ngủ, mót tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít.
  • Nước tiểu nặng mùi, đục, có màu vàng đậm hoặc tiểu ra máu
  • Trẻ thường xuyên khó chịu mỗi khi đi tiểu do đau buốt, đau vùng xương chậu, vùng bụng dưới rốn.
  • Trẻ sốt, chán ăn, nôn trớ, tiêu chảy, quấy khóc, người mệt mỏi.

Viêm bàng quang ở trẻ

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, ở trẻ em, đường tiểu là nhóm cơ quan dễ nhiễm trùng cao thứ 3 chỉ đứng sau đường tiêu hóa và đường hô hấp. Có nhiều nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ, thường gặp là do vi khuẩn (chủ yếu là E.Coli), virus (chủ yếu là Adenovirus). Và một số lý do khác như khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục, lười uống nước, nhịn tiểu lâu ngày…

Triệu chứng thường gặp:

  • Rối loạn đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt, tiểu khó, tiểu rát, đau nhiều khi đi tiểu.
  • Trẻ thường quấy khóc, khó chịu trong và sau khi đi tiểu, hay ôm và xoa vùng bụng dưới rốn, đau vùng trên xương mu.
  • Có thể xuất hiện tình trạng tiểu ra máu hoặc mủ lợn cợn, không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ.

Hẹp bao quy đầu ở bé trai

Hẹp bao quy đầu là tình trạng khoảng 10% trẻ em Việt Nam gặp phải, là tình trạng bao da bó chặt lại toàn bộ quy đầu. Trong đó, bao quy đầu được cấu tạo từ các lớp niêm mạc, là lớp bọc bên ngoài quy đầu dương vật. Sau khi trẻ lớn hơn, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu, tuy nhiên cũng có những trường hợp, bé không thể tự tuột do bị hẹp bao quy đầu.

Triệu chứng thường gặp:

Tiểu rắt, nước tiểu bắn thành tia, không thể ra ngoài hết mà rỉ từ từ do lỗ bao quy đầu của trẻ quá nhỏ. Sờ vào thấy chất bả trong nước tiểu cô đọng lại như hạt đậu hoặc thành vòng ở đầu dương vật.

Bao quy đầu luôn mọng nước, sưng đỏ, không thể lộn hoặc khó lộn ra được.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop