Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về vết rạn da màu đỏ

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về vết rạn da màu đỏVết rạn da có màu đỏ thường là các vết rạn mới hình thành. Theo thời gian vết rạn có thể chuyển sang màu hồng và trắng bạc. Tuy không nguy hiểm nhưng nó gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ

Vết rạn da có màu đỏ thường là các vết rạn mới hình thành. Theo thời gian vết rạn có thể chuyển sang màu hồng và trắng bạc. Tuy không nguy hiểm nhưng nó gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về vết rạn da màu đỏ

Vết rạn da màu đỏ

THÔNG TIN CHUNG CẦN BIẾT VỀ VẾT RẠN DA MÀU ĐỎ

Vết rạn da là hệ quả do elastin và collagen trong cấu trúc da bị đứt gãy. Hiện tượng này thường khởi phát do da bị kéo căng và giãn quá mức.

Khi mới xuất hiện, vết rạn da thường có màu đỏ hoặc tím thẫm do các mao mạch bị tổn thương. Tuy nhiên theo thời gian, vết rạn có xu hướng chuyển sang màu hồng nhạt và trắng bạc. Do đó vết rạn đỏ thường có mức độ tổn thương nhẹ và đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị.

Nguyên nhân gây vết rạn da màu đỏ

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các nguyên nhân phổ biến gây ra vết rạn da đỏ, bao gồm:

  • Di truyền: Di truyền là một trong những yếu tố khởi phát các vấn đề da liễu – trong đó có tình trạng rạn da. Vì vậy nếu có người thân mắc phải tình trạng này, bạn sẽ có nguy cơ xuất hiện vết rạn khi dậy thì hoặc mang thai.
  • Sử dụng thuốc corticoid: Thuốc corticoid thường được dùng để điều trị một số bệnh da liễu và các rối loạn miễn dịch. Tuy nhiên loại thuốc này làm tăng nồng độ cortisone trong cơ thể, từ đó làm giảm collagen và tăng nguy cơ hình thành vết rạn đỏ.
  • Tập luyện quá mức: Luyện tập có thể cải thiện độ đàn hồi và giảm tình trạng da kéo giãn quá mức. Tuy nhiên nếu luyện tập quá mức, cơ bắp có xu hướng phát triển nhanh chóng và khiến da xuất hiện vết rạn.
  • Mang thai: Mang thai là một trong những nguyên nhân gây rạn da phổ biến nhất. Trong thời gian này, tử cung có thể phát triển lớn, khiến da bị kéo căng và gây đứt gãy collagen.
  • Dậy thì: Dậy thì là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh chóng về chiều cao, cân nặng và cơ bắp. Sự tăng lên đột ngột của các yếu tố này khiến cấu trúc da bị kéo giãn và tổn thương.
  • Tăng cân đột ngột: Tăng cân nhanh cũng là nguyên nhân khiến elastin và collagen trong cấu trúc bị hư hại.
  • Nâng ngực/ phẫu thuật vòng 3: Nếu bạn thực hiện phẫu thuật nâng ngực hoặc nâng vòng 3, vùng da ở những cơ quan này có thể bị kéo giãn đột ngột và tạo điều kiện cho vết rạn xuất hiện.

Rạn da đỏ có nguy hiểm không?

Nhiều người lầm tưởng rằng rạn da đỏ có mức độ nguy hiểm và khó điều trị hơn rạn da màu trắng bạc. Tuy nhiên vết rạn có màu đỏ thường không gây hại đến sức khỏe.

Hơn nữa rạn da đỏ thường có mức độ tổn thương thấp và đáp ứng tốt với điều trị hơn rạn da lâu năm. Tuy nhiên nếu không kịp thời điều trị, rạn da đỏ có thể chuyển sang màu trắng bạc và khó điều trị hơn trước.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về vết rạn da màu đỏ

đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN VẾT RẠN DA ĐỎ TẠI NHÀ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nếu vết rạn xuất hiện do tăng cân đột ngột, bạn có thể kiểm soát cân nặng bằng cách xây dựng chế độ ăn khoa học. Khi cân nặng ổn định trở lại, nguy cơ hình thành vết rạn mới cũng sẽ được hạn chế.

Ngoài ra, việc thu nạp các thực phẩm lành mạnh còn hỗ trợ cải thiện độ đàn hồi của da và thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen. Các thực phẩm có khả năng giảm vết rạn đỏ:

  • Thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, bơ, các loại hạt): Collagen là một trong những thành phần nâng đỡ và duy trì độ đàn hồi cho da. Tuy nhiên collagen không có sẵn trong các loại thực phẩm và đồ uống tự nhiên. Vì vậy bạn nên bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 để giúp cơ thể tổng hợp đủ dưỡng chất nhằm sản sinh collagen cho da.
  • Thực phẩm giàu acid béo (các loại hạt, dầu thực vật, bơ, trứng,…): Acid béo tự nhiên có thể duy trì độ ẩm cho da, phục hồi tế bào tổn thương và hạn chế nguy cơ hình thành vết rạn mới.
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (rau xanh, củ, nấm, trái cây,…): Nhóm thực phẩm này hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp loại bỏ sắc tố đậm màu và tăng sức đề kháng cho da.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, gia vị cay nóng, đạm, tinh bột,… Những loại thực phẩm này có thể khiến cân nặng tăng lên nhanh chóng và khiến vết rạn da có xu hướng lan rộng hơn. Bên cạnh đó, cần kiêng cử các loại thức uống làm giảm độ đàn hồi của da như nước ngọt có gas, cà phê, rượu bia,…

Tập luyện thể thao

Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn còn có thể làm giảm vết rạn đỏ bằng cách luyện tập khoa học. Việc tập luyện với cường độ vừa phải có thể tiêu hao năng lượng dư thừa và cải thiện độ săn chắc cho da. Khi độ đàn hồi của da được cải thiện, bạn có thể giảm nguy cơ hình thành vết nhăn và vết rạn đỏ.

Trong thời gian mang thai, nếu bạn chủ động luyện tập từ những tháng đầu thai kì, các vết rạn sẽ ít xuất hiện hơn. Hơn nữa, việc luyện tập còn giúp sản phụ giảm đau nhức xương và cải thiện mức độ linh hoạt ở xương chậu.

Dưỡng ẩm cho da

Bên cạnh đó, bạn có thể làm mờ vết rạn đỏ bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm. Việc cung cấp đủ ẩm cho da có thể cải thiện độ đàn hồi, giảm hình thành các vết rạn mới và phục hồi tế bào tổn thương.

Hiện nay trên thị trường còn có nhiều loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng. Để giảm vết rạn đỏ, bạn có thể sử dụng kem dưỡng chứa các hoạt chất AHAs. AHAs (alpha hydroxyl acid) là nhóm acid tan trong nước, có tác dụng tẩy tế bào chết và làm sáng da. AHAs bao gồm Mandelic acid, Glycolic acid, Lactic acid,… Sử dụng các loại kem dưỡng này có thể làm đều màu da, dưỡng trắng và xóa bỏ vết rạn đỏ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem dưỡng chứa vitamin C. Vitamin C giúp loại bỏ sắc tố đen sạm, thúc đẩy sản sinh collagen và chống lão hóa. Sử dụng loại kem dưỡng này đều đặn có thể giúp da căng bóng, làm mờ vết nhăn và vết rạn. Tuy nhiên khi lựa chọn kem dưỡng ẩm, bạn chỉ nên sử dụng sản phẩm của các thương hiệu uy tín để tránh tình trạng kích ứng và mẫn cảm.

Tận dụng nguyên liệu tự nhiên

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, trong trường hợp đang có thai, cho con bú hoặc có làn da nhạy cảm, bạn có thể cải thiện vết rạn màu đỏ với thảo dược tự nhiên.

  • Dầu dừa: Với hàm lượng acid béo và polyphenol dồi dào, dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm da, hạn chế tình trạng khô ráp và làm mờ các vết rạn đỏ. Bạn có thể massage dầu dừa lên vùng da cần điều trị, sau đó rửa lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng rạn da.
  • Mật ong: Mật ong được sử dụng phổ biến trong quá trình chăm sóc da do chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, acid amin và vitamin E. Sử dụng mật ong lên vùng da bị rạn có thể duy trì độ ẩm và phục hồi tổn thương ở tế bào.
  • Quả bơ: Bơ không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào mà còn chứa acid amin, vitamin E, khoáng chất,… Bạn có thể dùng mặt nạ bơ cho vùng da bị rạn để dưỡng ẩm, tăng sức đề kháng và làm mờ vết rạn.

Các cách trị rạn da tại nhà có độ an toàn cao nhưng hiệu quả chậm phát huy. Do đó, bạn nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Hoặc có thể phối hợp với việc kem dưỡng ẩm và các liệu pháp đặc hiệu để tăng tác dụng điều trị.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop