Tìm hiểu bệnh viêm đài bể thận từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Tìm hiểu bệnh viêm đài bể thận từ B.s Trường Dược Sài GònViêm đài bể thận là một trong những dạng nhiễm trùng tiết niệu thường gặp, bệnh có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm

Viêm đài bể thận là một trong những dạng nhiễm trùng tiết niệu thường gặp, bệnh có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm

Tìm hiểu bệnh viêm đài bể thận từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Bệnh viêm đài bể thận

THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH VIÊM ĐÀI BỂ THẬN

Viêm đài bể thận (nhiễm trùng thận) là một dạng nhiễm trùng đường tiết niệu có mức độ nghiêm trọng và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Bệnh xảy ra chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo rồi di chuyển đến bàng quang và thận.

So với nhiễm trùng ở đường tiết niệu dưới (bàng quang và niệu đạo), nhiễm trùng thận thường có mức độ nặng nề, tiến triển phức tạp và nhanh chóng. Vì vậy nếu không kiểm soát kịp thời, nhiễm trùng có thể lây lan rộng gây hư hại thận, nhiễm trùng huyết hoặc thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân trực tiếp gây nhiễm trùng thận là do một số vi khuẩn gram âm như E. coli, Proteus mirabilis, Klebsiella và Enterobacter. Ngoài ra, có khoảng 10% trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương như Staphylococcus và Enterococcus.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, vi khuẩn có thể di chuyển đến thận thông qua:

  • Đường máu: Nhiễm trùng thận thông qua đường máu thường có tỷ lệ thấp. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở một cơ quan khác sau đó xâm nhập vào máu, di chuyển đến thận và gây nhiễm trùng tại cơ quan này. Đây được xem là đường lây nguy hiểm nhất vì lúc này máu đã bị nhiễm khuẩn và dễ biến chứng lên các cơ quan quan trọng như tim, thận, gan,…
  • Nhiễm khuẩn ngược dòng: Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan tiết niệu dưới (niệu đạo, bàng quang) sau đó di chuyển đến thận và gây nhiễm trùng.
  • Nhiễm khuẩn theo đường hạch bạch huyết: Hạch bạch huyết là mạng lưới mạch tương tự như mạch máu, có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên khi xảy ra nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạch bạch huyết lân cận rồi di chuyển đến một số cơ quan khác.
  • Lây lan từ cơ quan lân cận: Nhiễm trùng thận có thể là biến chứng do nhiễm trùng bàng quang, rò bàng quang, nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục hoặc viêm ruột thừa cấp gây ra.

Triệu chứng thường gặp

Viêm đài bể thận có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Có cảm giác đau và nóng rát khi tiểu tiện
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Đau vùng bụng dưới
  • Nước tiểu có màu đỏ hoặc màu sắc bất thường
  • Nước tiểu đục và có mùi hôi khó chịu
  • Tiểu ra mủ hoặc máu
  • Ói mửa và buồn nôn
  • Đau vùng hông, sườn
  • Ớn lạnh
  • Sốt cao
  • Người mệt mỏi và suy nhược trong thời gian ngắn
  • Bụng trướng
  • Ăn không ngon

Các triệu chứng của viêm đài bể thận giai đoạn sớm thường xảy ra đột ngột và dễ nhận biết. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính. So với lúc mới khởi phát, nhiễm trùng thận mạn có thể làm tăng huyết áp, hoại tử núm thận, suy thận, nhiễm khuẩn huyết,…

Tìm hiểu bệnh viêm đài bể thận từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ĐÀI BỂ THẬN

Điều trị viêm đài bể thận chủ yếu là sử dụng kháng sinh nhằm ức chế vi khuẩn và hạn chế nhiễm trùng lây lan. Ngoài ra, với những trường hợp nhiễm trùng gây tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể yêu cầu can thiệp một số phương pháp ngoại khoa.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh là thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm đài bể thận. Loại kháng sinh được chỉ định và thời gian sử dụng phụ thuộc vào chủng vi khuẩn gây bệnh, mức độ nhiễm trùng và khả năng đáp ứng của từng cá thể.

Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết các loại kháng sinh có thể được chỉ định cho viêm đài bể thận, bao gồm:

  • Nhóm beta-lactam: Cloxacillin – Dùng uống 1 – 3g/ ngày liên tục trong vòng 7 – 14 ngày; Penicillin – Tiêm bắp thịt với liều 2 – 5 triệu đơn vị/ ngày trong liên tục 7 – 14 ngày. Hoặc uống 4 – 5 triệu đơn vị/ ngày trong 7 – 14 ngày; Ampicillin – Dùng uống 2 – 6g/ ngày trong 7 – 14 ngày; Nhóm quinolon: Ofloxacin – Dùng uống 400 – 600mg/ ngày trong liên tục 7 ngày.
  • Nhóm cephalosporine: Cephalexin – Dùng uống 2g/ ngày trong 7 – 10 ngày; Cephapirin – Dùng uống 2g/ ngày trong 7 – 10 ngày; Cephaloridin – Dùng uống 2g/ ngày trong 7 – 10 ngày.
  • Nhóm aminoglycoside (chỉ sử dụng khi chưa có dấu hiệu suy thận): Tobramycin – Dùng uống 3 – 5mg/ kg/ ngày trong 7 – 10 ngày; Kanamycin – Tiêm bắp thịt 1 – 2g/ ngày trong 10 – 14 ngày; Streptomycin – Tiêm bắp thịt 1 – 2g/ ngày trong 10 – 14g ngày.

Để kiểm soát tiến triển và tác dụng phụ khi dùng kháng sinh, bạn nên điều trị nội trú tại bệnh viện. Ngoài nhóm thuốc này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị triệu chứng khác như thuốc giảm đau, thuốc chống tăng huyết áp,…

Can thiệp ngoại khoa

Với những trường hợp nhiễm trùng gây suy thận nặng, xơ hóa thận hoặc tái phát nhiều lần, bác sĩ sẽ đề nghị can thiệp một trong những thủ thuật ngoại khoa như:

  • Lọc máu
  • Ghép thận
  • Cắt bỏ một bên thận bị xơ hóa
  • Điều chỉnh cấu trúc bất thường của cơ quan tiết niệu
  • Loại bỏ sỏi tiết niệu

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã chia sẻ đến bạn thông tin về bệnh viêm đài bể thận.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop