Bài thuốc Y học cổ truyền chữa các bệnh hay gặp trong mùa mưa bão

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa các bệnh hay gặp trong mùa mưa bãoMùa mưa bão, do điều kiện vệ sinh kém cộng với ô nhiễm môi trường tăng cao là điều kiện thuận lợi để bệnh dịch phát triển. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong mùa mưa bão và bài thuốc Y học cổ truyền điều trị.

Mùa mưa bão, do điều kiện vệ sinh kém cộng với ô nhiễm môi trường tăng cao là điều kiện thuận lợi để bệnh dịch phát triển. Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong mùa mưa bão và bài thuốc Y học cổ truyền điều trị.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa các bệnh hay gặp trong mùa mưa bão

Sau mưa bão là cơ hội để các bệnh như viêm loét, nước ăn chân tay phát triển

Chữa nước ăn chân

Nước ăn chân là tình trạng rất dễ gặp trong mùa mưa, bão gây khó chịu và đau rát cho người bệnh. Một số bài thuốc từ lời khuyên của các giảng viên Trung cấp y học cổ truyền Sài Gòn:

Bài 1: lá kim ngân 30g sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2-3 lần.

Bài 2: lá trầu không 8g, lá ráy 50g, phèn chua 20g, sắc lấy nước ngâm chân trong 15 phút.

Bài 3: phèn chua phi tán mịn, rửa sạch chân rồi xát bột phèn phi vào các kẽ chân 2 lần trong ngày.

Viêm da lở loét

Viêm da, lở loét  là một trong những bệnh do liên cầu trùng gây nên. Những vết viêm da thường lan rộng, chảy nước khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Ngoài ra những vết thương này có thể để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của người bệnh.

Bài 1 : kim ngân hoa 16g, lá cối xay 16g, cỏ chỉ thiên 16g, sài đất 16g, dây thồm lồm 16g. Sắc uống.

Bài 2: chó đẻ răng cưa 16g, sài đất 16g, bồ cu vẽ 16g, đơn đỏ 12g, đơn mặt quỷ 12g. Sắc uống.

Thuốc dùng ngoài: lá trầu không, lá mần tưới, 2 thứ rửa sạch, sắc lấy nước hoà thêm 20g phèn chua để ngâm rửa tổn thương.

Mẩn ngứa dị ứng

Mẩn ngứa dị ứng là bệnh có liên quan tới hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các tác động từ bên ngoài môi trường. Các Bác sĩ Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bị dị ứng thời tiết là da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi gãi đến chảy cả máu vẫn không đỡ.

Da của người bệnh thường bị sẩn, phù, xuất hiện rất nhanh ở bất kỳ vùng da nào. Các nốt sẩn có màu hồng nhạt hoặc đỏ tía, sưng, phù nề, hình dạng có khi vòng tròn, có khi vệt dài hoặc hình ô van.

Khi bị mẩn ngứa dị ứng người bệnh nên áp dụng 1 trong các bài thuốc sau đây:

Bài 1: cây đơn kim 15g, lá đơn đỏ 15g, lá đơn tướng quân 15g. Sắc uống ngày 1 thang

Bài 2: kim ngân hoa 12g, hoa khế tươi 30g, lá cối xay 12g, bạch chỉ nam 12g. Sắc uống.

Bài 3: lá đơn tướng quân 15g, sài đất 12g, kim ngân hoa 12g, cỏ nhọ nồi 12g, núc nác 8g, thổ phục linh 12g, đan bì 10g, xích thược 10g, đương quy vĩ 10g. Sắc uống.

Bài 4: rễ chàm mèo 12g, kim ngân hoa 10g, đại hoàng 8g, hoàng bá 8g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa các bệnh hay gặp trong mùa mưa bão

Tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn

Người bị tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn có biểu hiện đau bụng, đại tiện lỏng, phân ra thối, sốt, nước tiểu vàng đỏ, phân vàng thâm, vật vã không yên, khát nước, đôi khi nôn mửa. Cách điều trị là thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hóa trọc.

Đông y có một số bài thuốc có thể điều trị hiệu quả tiêu chảy cấp tính đơn thuần.

Bài 1: sắn dây 50g, mã đề thảo 20g, cam thảo dây 12g. Sắc uống.

Bài 2: sắn dây 12g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 10g, cam thảo 8g, kim ngân 10g, mộc thông 10g. Sắc uống.

Bài 3: sắn dây 12g, kim ngân hoa 12g, mã đề 10g, rau má sao 12g, cam thảo dây 10g, hậu phác 12g, hoàng liên 10g. Sắc uống.

Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy nặng đi đại tiện hơn 8 lần trong ngày làm mất chất điện giải, mất nước có biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh tả,…) bạn phải đến bệnh viện để được điều trị theo y học hiện đại càng sớm càng tốt.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng viêm nhiễm mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Theo một số tài liệu, giáo trình Trung cấp y học cổ truyền cho biết, bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây và gây thành dịch qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Do đó cần phải giữ vệ sinh thật tốt để kiểm soát, tránh gây lây lan bệnh cho mình và những người xung quanh.

Vì vậy, khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nhanh chóng áp dụng 1 trong các bài thuốc YHCT sau:

Bài 1: tang diệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g. Sắc uống thay trà. Có thể thêm đường cho dễ uống.

Bài 2: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống.

Thuốc dùng ngoài:

Bài 1: lá dâu 1 nắm, lá trầu không 5 cái, hai thứ vò nát, cho vào ca, đổ nước sôi rồi đưa mắt bị đau sát miệng ca để xông hơi nóng bốc lên trong 3 phút, làm 2 lần trong ngày. Sau đó dùng nước này rửa mắt.

Bài 2: lá phù dung (tươi) 3 lá, thêm chút muối sạch. Giã nát, cho lên gạc đắp vào mắt, 1 - 2 ngày.

Bài 3: lá dâu 60g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu lấy nước, bỏ bã, hoà tan mang tiêu, gạn lấy nước trong rửa mắt khi còn ấm.

Trên đây là một số bài thuốc YHCT chữa những bệnh hay gặp trong mùa mưa bão. Tuy nhiên điều quan trong khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào, bạn cũng cần tham khảo ý khiến của chuyên gia hoặc trực tiếp đến bệnh viện, phòng khám YHCT để được tư vấn cụ thể.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop