Ra huyết ở thai phụ điều trị như thế nào trong y học cổ truyền?

Ra huyết ở thai phụ điều trị như thế nào trong y học cổ truyền?Do xung nhâm khí hư không chế cái được tâm, tiểu tràng khiến các thai phụ bị ra huyết. Vậy YHCT từ xa xưa đã áp dụng bài thuốc gì trong điều trị ra huyết ở thai phụ?

Do xung nhâm khí hư không chế cái được tâm, tiểu tràng khiến các thai phụ bị ra huyết. Vậy YHCT từ xa xưa đã áp dụng bài thuốc gì trong điều trị ra huyết ở thai phụ?

Ra huyết ở thai phụ điều trị như thế nào trong y học cổ truyền?

Nguyên nhân ra huyết ở thai phụ là do xung nhâm khí hư không chế cái được tâm, tiểu tràng

Hiểu bản chất ra huyết ở thai phụ

Khi mang thai ra máu kiểu hành kinh hoặc ra một ít máu đen thẫm...được gọi là nhâm thần lậu thai hạ huyết. Theo Y sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, nguyên nhân được xác định là do xung nhâm khí hư không chế cái được tâm, tiểu tràng. Nếu đối với những người phụ nữ bình thường thì hai kinh mạch tâm và tiểu tràng có liên quan biểu lý với nhau. Khi thụ thai, xung nhâm tập trung khí huyết để nuôi dưỡng thai và chuẩn bị các công đoạn để tạo sữa khi thai nhi ra ngoài là có đủ sữa để nuôi dưỡng hài nhi. Tuy nhiên khi xung nhâm bị phong nhiệt hoặc do can hoả vượng hoặc do tỳ vị hư nhược... sẽ khiến cho xung nhâm bất cố không thực hiện đúng quy trình, khí huyết không tập trung dưỡng thai ra huyết như kinh thủy mà thành lậu thai hạ huyết. Bên cạnh đó, các nguyên nhân còn có thể do chấn thương hoặc bệnh lý tại bào cung hoặc cơ quan, bộ phận bên cạnh mà gây lậu huyết.

Bài thuốc YHCT trị ra huyết ở thai phụ

Y học cổ truyền sẽ căn cứ vào thể bệnh mà cùng bài thuốc phù hợp:

Do tỳ khí hư

Triệu chứng: Tắt kinh một vài tháng, nhưng tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, da nhợt, môi nhợt, da xanh. Mạch tế sác.

Bài thuốc điều trị: hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, đương thăng ma 10g, sài hồ 10g quy 10g, trần bì 10g, cam thảo 08g, nhân sâm 2g. Hoàng kỳ tẩm mật sao; cam thảo chích; nhân sâm bỏ cuống; đương quy tửu tẩy; trần bì khứ bạch. Các vị trên sắc với 1.800ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, chia đều 3 phần, uống ấm.

Thể Can khắc tỳ

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra  một ít máu như kinh nguyệt, chân tay mỏi, ăn kém, người gầy yếu, khát nước, ngũ tâm phiền nhiệt, hai mạng sườn đầy tức; Rêu lưỡi vàng dày. Mạch sác.

Bài thuốc điều trị: Người bệnh áp dụng bài thuốc theo hướng dẫn của các Y sĩ YHCT như sau:

Chuẩn bị nhân sâm 12g, bạch truật 12g, cam thảo 12g, phục linh 10g, sài hồ 10g, sơn chi 10g. Bán hạ khương chế sau đó bào. Đem tất cả các vị trên sắc với 1.200ml nước, bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần. Uống 3-5 thang khi hết ra huyết, sau đó uống tiếp bài thuốc gồm: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, cam thảo 12g, phục linh 10g, sài hồ 10g, sơn chi 10g, bán hạ 8g, thăng ma 8g, trần bì 8g. Bán hạ khương chế sau đó bào. Các vị trên + nước 1.500ml sắc lọc bỏ bã lấy 150ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

Ra huyết ở thai phụ điều trị như thế nào trong y học cổ truyền?

Điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền

Bài thuốc trị ra huyết ở thai phụ do can hỏa vượng

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra một ít máu như kinh nguyệt, ngực sườn đầy tức, hay cáu gắt, hoặc giận dữ nhiều gây ra các triệu chứng người lúc nóng, lúc lạnh thất thường. Mạch sác.

Áp dụng bài thuốc: bạch truật 16g, bạch thược 10g, phục linh 10g, sài hồ 10g, đương quy 10g, bạc hà 8g, cam thảo 6g, sinh khương 3 lát. Đương quy và bạch thược tẩm rượu, cam thảo chích, bạch truật đông bích thổ sao. Các vị trên tán mạt cùng 1.200ml nước sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

Uống 3-5 thang khi hết ra huyết, sau đó uống tiếp bài thuốc do tỳ khí hư.

Bài thuốc trị ra huyết ở thai phụ do huyết nhiệt

Triệu chứng: Phụ nữ khi tắt kinh có thai một vài tháng, tự nhiên thấy ra  một ít máu như kinh nguyệt, huyễn vựng, đầu thông, khẩu khát, phiền táo. Mạch trầm sác.

Bài thuốc: sinh địa hoàng 12g, thục địa hoàng 12g, bạch truật 10g, chỉ xác 8g. Trong đó, sinh địa hoàng và thục địa đem tán mạt (dập nát), sau đó sắc với1.200ml nước lọc bỏ bã lấy 120ml. Sắc ngày 1 thang, uống ấm chia đều 3 lần.

Ra huyết ở thai phụ nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Để tránh những ảnh hưởng có thể gây nguy hiểm cho 2 mẹ con, các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn khuyên thai phụ cần giữ cho tinh thần thanh thản, thoải mái, tránh mọi cảm xúc quá mức; áp dụng chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học, nên ăn cháo bồ câu, kiêng không ăn các chất cay nóng, sống, lạnh. Bên cạnh đó chỗ ở cần thoáng mát, ấm mùa đông mát mùa hề, đủ ánh sáng, đủ ấm, tránh gió lạnh, nghỉ ngơi điều độ; Giữ gìn vệ sinh sản môn.

Trong quá trình mang thai, người phụ nữ cần theo dõi sức khỏe của mình để kịp thời đến cơ sở y tế, phòng khám, tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop