Theo Y học cổ truyền, suy nhược cơ thể do can âm hư, khí huyết kém nên việc áp dụng các bài thuốc có tác dụng bổ can âm là phương pháp chủ yếu hiện nay.
Chữa suy nhược cơ thể bằng phương pháp y học cổ truyền
Bệnh suy nhược cơ thể theo góc nhìn Y học cổ truyền
Y sĩ Y học cổ truyền cho biết, suy nhược thần kinh theo Trung y được mô tả trong phạm trù “Kinh quí”, “Bất mi”, “Kiện vong” mất ngủ hay mê. Suy nhược cơ thể thường gặp ở phụ nữ tăng huyết áp, phụ nữ tiền mãn kinh và xơ cứng động mạch ở ở người cao tuổi, người lao động trí óc.
Triệu chứng của suy nhược cơ thể có thể dễ dàng nhận thấy như: đau đầu nặng nề, hoa mắt, chóng mặt, trí nhớ giảm, suy nhược, hư phiền, khó ngủ, dễ cáu gắt, tâm quí, di tinh, sức đề kháng giảm sút, lưỡi khô, mạch huyền tế sác.
Trong các cuốn sách Y học cổ truyền có lý giải, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là do can âm hư, khí huyết kém và phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là bổ can âm. Người bệnh có thể tham khảo những bài thuốc do các Y sĩ Y học cổ truyền tư vấn ngay sau đây để có thể điều trị suy nhược cơ thể dứt điểm:
Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể hiệu quả theo Y học cổ truyền
Căn cứ vào tình hình thể trạng của mỗi người bệnh mà sẽ có các bài thuốc điều trị khác nhau. Cụ thể các Y sĩ Y học cổ truyền đã phân ra như sau:
Chữa hoa mắt chóng mặt, suy nhược thần kinh, màng có màng mộng: Đối với biểu hiện này, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc y học cổ truyền với các loại dược liệu sau: xuyên khung 8g; đương quy, khương hoạt, thục địa, bạch thược, phòng phong mỗi vị 12g. Người bệnh đem tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.
Chữa suy nhược thần kinh, hay mệt mỏi, mất ngủ: Người bệnh tiến hành chuẩn bị các dược liệu bao gồm: toan táo nhân (sao đen) 6g, phục linh 5g, tri mẫu 4g, xuyên khung 3g, cam thảo 2g. Đem tất cả các dược liệu cho vào nồi sắc thuốc, dùng nước đó để uống trong ngày.
Chữa nhức đầu, ù tai, suy nhược cơ thể ở người tăng huyết áp, xơ vữa động mạch: Đối với những triệu chứng suy nhược này, Y sĩ Y học cổ truyền đặc biệt lưu ý đến người bệnh cần chuẩn bị đủ các dược liệu như: tang thầm, long nhãn, cúc hoa, mạch môn mỗi vị 8g; kỷ tử, hà thủ ô, thục địa, đỗ đen sao, sa sâm mỗi vị 12g. Đem tất cả dược liệu này sắc uống.
Bài thuốc chữa đau nhức do chứng thiếu máu cục bộ, máu lưu thông kém: Người bệnh chuẩn bị: thanh bì, chỉ thực, sơn thù mỗi vị 25g; mẫu đơn bì, mạch môn, trạch tả mỗi vị 50g; hoài sơn, ngọc trúc, hà thủ ô, đan sâm mỗi vị 100g; đương quy 500g. Các vị thuốc trên tán bột mịn, thêm mật, hoàn viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g. Cũng theo các Y sĩ Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, đương Đương quy là vị thuốc bổ huyết, bồi bổ sức khỏe, trị suy nhược cơ thể.
Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền năm 2018
Y học cổ truyền hướng dẫn món ăn bài thuốc điều trị suy nhược cơ thể
Đối với người bị chứng suy nhược cơ thể, việc bổ sung các chất dinh dưỡng qua đường ăn uống là điều cần thiết. Đặc biệt khi áp dụng các bài thuốc dân gian không chỉ an toàn mà còn nâng cao tác dụng điều trị. Người bệnh có thể áp dụng một số món ăn trong thực đơn của mình để nâng cao hiệu quả điều trị theo hướng dẫn của Y sĩ Y học cổ truyền.
Cháo hàu: Người bệnh cần chuẩn bị: thịt hàu 50g, thịt trai 50g và gạo tẻ 100g nấu thành cháo, cho thịt hàu và thịt trai vào. Ăn trong ngày. Đây là món ăn bài thuốc dành cho người tăng huyết áp, nhức đầu chóng mặt.
Gà hầm tam thất: Theo Y học cổ truyền, tam thất có tác dụng tốt đối với những người suy nhược, đặc biệt khi kết hợp với gà mái hoặc gà ác càng tăng hiệu quả điều trị. Bạn cần chuẩn bị gà mái hoặc gà ác 1 con, tam thất 20g. Gà làm sạch, tam thất tán bột, sau đó cho cho vào bụng gà, hầm cách thủy cho chín, thêm gia vị ăn nóng. Đây là món ăn rất hiệu quả đối với những người mệt mỏi, ăn uống kém, khí huyết hư, suy nhược, da tái nhợt thiếu máu.
Canh ngao cà rốt đậu đỏ: Đây là món ăn bài thuốc rất đơn giản nhưng mang lại tác dụng hiệu quả đối với những người suy nhược cơ thể, sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh. Bạn chỉ cần chuẩn bị: ngao biển 1kg, xuyên khung 15g, đậu đỏ 100g, cà rốt 100g. Ngao nấu canh, cho đậu đỏ, cà rốt, xuyên khung, gia vị vừa đủ, đun chín. Khi ăn, vớt bỏ bã xuyên khung, ăn liên tục 5 - 7 ngày.
Suy nhược cơ thể đang là căn bệnh phổ biến hiện nay, nhất khi con người ngày càng đối diện với nhiều áp lực của cuộc sống. Theo đó việc áp dụng những bài thuốc đơn giản, an toàn và hiệu quả từ Y học cổ truyền là điều cần thiết. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cao nhất!