Đau dây thần kinh số 9 là cơn đau dữ dội ở phía sau cổ họng, lưỡi hoặc tai, cảm giác giống như điện giật, có thể xảy ra mà không có triệu chứng báo trước hoặc bị kích hoạt bởi động tác nuốt
Dây thần kinh số 9 hiệu quả
Ở bài viết này, bạn đọc hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về biện pháp nhận biết và điều trị đau dây thần kinh số 9 một cách hiệu quả!
BỆNH ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ 9 LÀ GÌ?
Đau thần kinh là cơn đau dữ dội do chấn thương hoặc tổn thương dây thần kinh. Dây thần kinh thiệt hầu là dây thần kinh sọ thứ chín (IX), xuất phát từ thân não bên trong hộp sọ. Nó chi phối cảm giác cho mặt sau của cổ họng, lưỡi và các phần của tai.
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, khi dây thần kinh thiệt hầu bị kích thích, một cơn đau dữ dội giống như điện giật truyền từ phía sau cổ họng, lưỡi, amidan hoặc tai. Ban đầu những cơn đau có thể nhẹ, thưa thớt và diễn ra trong thời gian ngắn. Nhưng về sau cơn đau có thể tiến triển, gây ra các đợt đau kéo dài và thường xuyên hơn.
Đau dây thần kinh thiệt hầu có thể có triệu chứng tương tự như đau dây thần kinh sinh ba nên dễ dẫn đến sai lệch trong chẩn đoán. Chỉ các bác sĩ chuyên khoa thần kinh mới có thể phân biệt chính xác hai bệnh này.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ 9
Nhiều người tin rằng do vỏ bọc bảo vệ của dây thần kinh bị hư hại, gửi đi các tin hiệu bất thường. Giống như tĩnh điện trong đường dây điện thoại, những bất thường này làm gián đoạn tín hiệu bình thường của dây thần kinh và gây đau. Thông thường là hậu qủa từ việc chèn ép dây thần kinh của một mạch máu nào đó. Các nguyên nhân khác bao gồm lão hóa, đa xơ cứng và các khối u gần đó.
Đau dây thần kinh thiệt hầu hiếm gặp hơn so với các hội chứng đau mặt khác. Nó xảy ra nhiều ở phụ nữ hơn là ở nam giới một chút; thường từ độ tuổi trung niên trở lên.
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ 9
Đau dây thần kinh thiệt hầu được mô tả là một cơn đau rát hoặc đau nhói như dao đâm, hoặc như một cú sốc điện có thể kéo dài vài giây hoặc vài phút. Các hành động như nuốt, nhai, nói, ho, ngáp hoặc cười có thể làm kích hoạt cơn đau. Một số người mô tả cảm giác như có một vật sắc nhọn trong cổ họng. Cơn đau thường có các đặc điểm sau:
- Ảnh hưởng đến một bên cổ họng.
- Có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, sau đó thuyên giảm trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
- Xảy ra thường xuyên hơn theo thời gian và có thể trở nên mất cảm giác.
Khoảng 10% bệnh nhân có các cơn đau bất thường ở tim do các dây thần kinh phế vị gần đó gây ra, như:
- Mạch chậm
- Huyết áp giảm đột ngột
- Ngất
- Co giật
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân viên ngành Y Dược chuyên nghiệp
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ 9
Sử dụng thuốc
Bác sĩ giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các loại thuốc không kê đơn như aspirin và ibuprofen không hiệu quả đối với đau thần kinh.
Thuốc chống co giật như carbamazepine (Tegretol), gabapentin (Neurotin), được sử dụng để kiểm soát cơn đau. Nếu thuốc bắt đầu mất hiệu quả, bác sĩ có thể tăng liều hoặc chuyển sang loại khác. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, hoa mắt, buồn nôn, phát ban da và rối loạn máu. Do đó, bệnh nhân cần được theo dõi bằng xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo nồng độ thuốc vẫn an toàn.
Một số người kiểm soát cơn đau bằng cách bôi xylocaine lỏng vào vùng amidan và gây tê tạm thời để họ có thể ăn và nuốt.
Áp dụng phẫu thuật
Giải áp vi mạch (MVD) là phẫu thuật để ngăn mạch máu khỏi chèn ép dây thần kinh bằng cách đệm miếng bọt biển giữa mạch máu và thần kinh. Phẫu thuật được thực hiện khi đã gây mê toàn thân và phải nằm viện 1 đến 2 ngày.
MVD giúp giảm đau trên 85% bệnh nhân. Lợi ích chính của MVD là ít hoặc không có tác dụng phụ khi nuốt hoặc giọng nói. Tuy nhiên, có 5% nguy cơ tử vong do tổn thương dây thần kinh phế vị gần đó, gây ra vấn đề về nhịp tim và huyết áp.
MVD + cắt rễ dây thần kinh là phẫu thuật để di chuyển động mạch (nếu tìm thấy) và cắt rễ thần kinh, nơi kết nối với não. Tương tự như phẫu thuật MVD, một lỗ nhỏ được tạo ra ở phía sau hộp sọ. Nếu không tìm thấy mạch máu chèn ép dây thần kinh, hoặc nếu không thể di chuyển dễ dàng, bác sĩ phẫu thuật có thể lựa chọn cắt dây thần kinh. MVD + rhizotomy giúp giảm đau dài hạn 96%. Các tác dụng phụ tiềm ẩn của cắt rễ thần kinh là khàn giọng, khó nuốt và mất vị giác.
Thủ thuật bằng kim
Xạ phẫu cắt rễ dây thần kinh qua da bằng sóng vô tuyến (PSR) là một phương pháp xâm lấn tối thiểu qua gò má để đến dây thần kinh mà không cần rạch da hoặc mở hộp sọ. Thủ thuật được thực hiện khi đã gây tê nhẹ tại chỗ và sẽ về nhà cùng ngày.
Một cây kim rỗng được luồn qua da gò má vào dây thần kinh thiệt hầu ở đáy hộp sọ và có một dòng nhiệt phát ra từ điện cực để phá hủy một số sợi thần kinh thiệt hầu tạo ra đau đớn. Thủ thuật này thường được khuyến nghị cho những người bị đau do ung thư vòm họng hoặc vùng cổ.
Xạ trị
Mục tiêu của xạ trị là làm hỏng rễ thần kinh để làm gián đoạn các tín hiệu đau đến não. Xạ phẫu tiếp xúc là một thủ thuật không xâm lấn, sử dụng chùm tia năng lượng cao để phá hủy một số sợi thần kinh thiệt hầu. Có thể không giảm đau ngay lập tức mà thay vào đó sẽ giảm dần dần theo thời gian. Bệnh nhân vẫn dùng thuốc một thời gian sau khi điều trị để kiểm soát cơn đau trước khi xạ trị có hiệu lực.