Những chia sẻ về bệnh động kinh từ B.s Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Những chia sẻ về bệnh động kinh từ B.s Trường Cao đẳng Dược Sài GònBệnh động kinh là tình trạng rối loạn ở hệ thống thần kinh trung ương, khiến hoạt động não bị thay đổi, gây ra co giật, thay đổi hành vi hoặc đôi khi mất ý thức trong thời gian ngắn

Bệnh động kinh là tình trạng rối loạn ở hệ thống thần kinh trung ương, khiến hoạt động não bị thay đổi, gây ra co giật, thay đổi hành vi hoặc đôi khi mất ý thức trong thời gian ngắn

Những chia sẻ về bệnh động kinh từ B.s Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Bệnh động kinh là tình trạng rối loạn ở hệ thống thần kinh trung ương

Chúng ta cùng các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu bệnh động kinh trong bài viết dưới đây!

THÔNG TIN CHUNG CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐỘNG KINH

Nguyên nhân gây bệnh

Một nửa số trường hợp mắc bệnh không xác định rõ nguyên nhân. Các trường hợp còn lại bệnh có thể xảy ra do một số nguyên nhân bao gồm:

  • Ảnh hưởng di truyền.
  • Chấn thương sọ não do tai nạn xe hơi hoặc chấn thương khác .
  • Các bệnh gây tổn thương não như khối u não hoặc đột quỵ.
  • Một số bệnh truyền nhiễm như viêm màng não, AIDS hay viêm não virus.
  • Chấn thương trước khi sinh.
  • Rối loạn phát triển như chứng tự kỉ.

Triệu chứng thường gặp

Động kinh có nhiều triệu chứng khác nhau, đặc trưng nhất là co giật. Một số bệnh nhân động kinh chỉ đơn giản nhìn chằm chằm trong vài giây trong cơn động kinh, trong khi các bệnh nhân khác liên tục co thắt tay hoặc chân.

Bệnh động kinh có thể được chia thành 2 loại:

  • Động kinh khu trú: Các cơn động kinh xảy ra từ hoạt động bình thường trong một phần của não.
  • Động kinh toàn thể: Các cơn động kinh rõ ràng xảy ra ở tất cả các vùng của não.

Đối tượng nguy cơ

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh có thể do:

  • Tuổi: Bệnh động kinh xảy ra thường xuyên hơn ở trẻ em và người lớn tuổi
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh động kinh
  • Chấn thương sọ não.
  • Đột quỵ và các bệnh mạch máu khác: Có thể gây tổn thương não và gây động kinh.
  • Sa sút trí tuệ: Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh ở người lớn tuổi.
  • Nhiễm trùng não: Viêm màng não, gây viêm não hoặc tủy sống.
  • Động kinh thời thơ ấu.

BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG KINH

Một số xét nghiệm để phát hiện những bất thường trong não như:

  • Điện não đồ (EEG): Đây là loại xét nghiệm cận lâm sàng hay sử dụng nhất để chẩn đoán bệnh động kinh. Nếu bị động kinh thường có những thay đổi trong mô hình sóng não bình thường, ngay cả khi không có cơn co giật.
  • Điện não đồ mật độ cao: Là một biến thể của điện não đồ giúp xác định chính xác hơn khu vực nào của não bị ảnh hưởng bởi các cơn động kinh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) quét: Phát hiện sự hiện diện bất thường trong não có thể gây co giật chẳng hạn như khối u, chảy máu và u nang.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp phát hiện các tổn thương hoặc bất thường trong não có thể gây co giật.
  • Chụp cắt lớp vi tính bằng phát xạ đơn photon (SPECT): Xác định hoạt động lưu lượng máu trong não khi bị co giật.

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Bệnh động kinh có thể được chữa khỏi trong một số trường hợp sau khi dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật mà sau đó không cần dùng thuốc và cơn giật không xuất hiện trở lại.

Điều trị động kinh bằng thuốc

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, hầu hết những bệnh nhân bị động kinh có thể ngừng co giật bằng cách dùng thuốc chống co giật hay thuốc chống động kinh. Trong nhiều trường hợp cần sử dụng kết hợp các loại thuốc. Các trẻ em bị động kinh và không có triệu chứng sau khi điều trị có thể ngừng thuốc và sống bình thường mà không bị co giật. Các bệnh nhân lớn tuổi cũng có thể ngừng dùng thuốc sau hai năm trở lên mà không bị co giật tái phát.

Về nguyên tắc bác sĩ có thể kê một loại thuốc duy nhất với liều tương đối thấp, sau đó tăng liều dần cho đến khi cơn co giật được kiểm soát tốt. Để đạt được sự kiểm soát động kinh tốt nhất với thuốc, bệnh nhân cần lưu ý thực hiện các bước sau:

  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về các thuốc điều trị khác trước khi sử dụng.
  • Không tự ý ngừng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy bắt đầu có cảm giác chán nản, suy nghĩ tự tử hoặc thay đổi bất thường trong tâm trạng hoặc hành vi.

Những chia sẻ về bệnh động kinh từ B.s Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học Sài Gòn uy tín

Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị động kinh được chỉ định khi sử dụng thuốc không kiểm soát tốt các cơn động kinh. Trong phẫu thuật để điều trị bệnh động kinh, bác sĩ phẫu thuật tiến hành loại bỏ phần não là nguyên nhân gây ra cơn động kinh.

Điều trị khác

  • Kích thích dây thần kinh phế vị có thể giúp ức chế cơn động kinh.
  • Kích thích não sâu có thể làm giảm các cơn động kinh.

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH ĐỘNG KINH

Giảm chấn thương não bằng cách thắt dây an toàn khi lái xe và đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, xe máy hoặc các hoạt động khác có nguy cơ cao bị chấn thương đầu.

Trẻ em bị sốt cao trên 38,5 oC cần dùng các thuốc hạ sốt tránh co giật.

Hạn chế uống rượu và hút thuốc lá, chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop