Cách khắc phục tình trạng hói đầu khi còn trẻ

Cách khắc phục tình trạng hói đầu khi còn trẻBị hói đầu khi còn trẻ có thể do căng thẳng thần kinh kéo dài, thiếu máu, di truyền và lạm dụng hóa chất lên da đầu. Vậy cách khắc phục tình trạng hói đầu khi còn trẻ như thế nào?

Bị hói đầu khi còn trẻ có thể do căng thẳng thần kinh kéo dài, thiếu máu, di truyền và lạm dụng hóa chất lên da đầu. Vậy cách khắc phục tình trạng hói đầu khi còn trẻ như thế nào?

Cách khắc phục tình trạng hói đầu khi còn trẻ

Cách khắc phục tình trạng hói đầu khi còn trẻ

NGUYÊN NHÂN GÂY HÓI ĐẦU KHI CÒN TRẺ LÀ DO ĐÂU?

Hói đầu là tình trạng mất tóc xảy ra trên diện rộng. Hói đầu thường có hai dạng: Hói đầu lan tỏa và hói đầu từng mảng. Thông thường bệnh lý này chỉ gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên thực tế cho thấy, một số người có thể bị hói đầu ngay cả khi còn trẻ.

Hói đầu ít khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên tình trạng này có thể tác động tiêu cực đến ngoại hình và khiến bạn thiếu tự tin khi làm việc, giao tiếp,…

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các nguyên nhân có thể dẫn đến chứng hói đầu khi còn trẻ, bao gồm:

Sử dụng quá nhiều hóa chất lên da đầu

Các hóa chất duỗi, nhuộm, uốn và giữ nếp tóc thường được sử dụng nhằm thay đổi kiểu tóc và làm mới bản thân. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng hóa chất 6 tháng/ lần để tóc có thời gian phục hồi và tái tạo các tổn thương do hóa chất gây ra.

Việc sử dụng quá nhiều hóa chất lên tóc và da đầu có thể khiến nang tóc suy yếu, khô xơ, mất độ đàn hồi và chẻ ngọn. Bên cạnh đó, việc lạm dụng hóa chất còn khiến tóc mất đi lớp bảo vệ tự nhiên và dễ bị tổn thương trước các yếu tố từ môi trường như ánh nắng, gió, bụi,…

Do yếu tố di truyền

Di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng hói đầu ở người trẻ. Đến nay các bác sĩ vẫn chưa thể xác định cơ chế rụng tóc ở những trường hợp này. Tuy nhiên nếu có người thân cận huyết trong gia đình bị hói đầu, bạn sẽ có nguy cơ hói đầu cao hơn người bình thường.

Mắc các vấn đề về tuyến giáp

Rụng tóc nhiều là triệu chứng điển hình của các vấn đề về tuyến giáp. Tuyến giáp là cơ quan nhỏ nằm ở cổ, có vai trò sản sinh hormone nhằm đảm bảo chức năng sinh lý và quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Tuyến giáp hoạt động suy yếu hoặc quá mức đều có thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể – trong đó có mái tóc. Các chuyên gia cho biết, hormone tuyến giáp mất cân bằng gây cản trở quá trình trao đổi chất ở nang tóc khiến cơ quan này suy yếu và dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều, hói đầu,…

Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, bị hói đầu khi còn trẻ cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Thực hiện xạ trị lên vùng da đầu (điều trị u não)
  • Giảm cân đột ngột
  • Tiểu đường type 1
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm nhiễm da đầu (nấm da đầu, viêm da dầu,…)
  • Chàm
  • Vảy nến
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Thiếu máu
  • Căn thẳng thần kinh kéo dài

Cách khắc phục tình trạng hói đầu khi còn trẻ

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo mô hình đạt chuẩn bộ Y tế

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HÓI ĐẦU KHI CÒN TRẺ?

Sử dụng thuốc

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, nếu nguyên nhân gây hói đầu là do các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể, bạn cần sử dụng thuốc điều trị bệnh lý nguyên nhân. Còn với những trường hợp rụng tóc do di truyền, rối loạn nội tiết hay thiếu máu, bạn có thể được chỉ định những loại thuốc sau đây:

  • Minoxidil – Thuốc thường được sử dụng trực tiếp lên vùng da đầu nhằm kích thích nang tóc phát triển và hình thành sợi tóc mới. Tuy nhiên bạn cần dùng thuốc đều đặn trong vòng 6 tháng để nhận thấy cải thiện ở vùng da đầu bị hói.
  • Thuốc tránh thai – Loại thuốc này thường được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng thụ thai. Tuy nhiên với những trường hợp rụng tóc do rối loạn nội tiết, bác sĩ có thể chỉ định nữ giới sử dụng loại thuốc này nhằm cân bằng hormone và kích thích tóc mọc trở lại. Lưu ý: Không sử dụng thuốc nếu đang mang thai và cho con bú.
  • Finasterid – Loại thuốc này thường được chỉ đinh trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Tuy nhiên do có tác dụng ức chế hormone androgen (hormone gây rụng tóc và hói đầu) nên Finasterid còn được sử dụng để trị chứng hói đầu ở nam giới.
  • Biotin – Biotin hay còn gọi là vitamin H là một trong những thành phần dinh dưỡng cần thiết để duy trì mái tóc khỏe mạnh. Với những trường hợp thiếu hụt dinh dưỡng hoặc giảm cân đột ngột, bác sĩ có thể kê toa loại thuốc này để giảm số lượng tóc rụng và kích thích nang tóc phát triển.

Laser trị hói đầu

Sử dụng tia laser mức độ thấp tác động trực tiếp lên nang tóc có thể cải thiện tình trạng viêm và làm giảm số lượng tóc rụng đáng kể. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được thực hiện khi hói đầu có mức độ nhẹ và nang tóc chưa bị thoái hóa hoàn toàn.

Cấy tóc

Cấy tóc là phương pháp điều trị được chỉ định với những trường hợp mất tóc vĩnh viễn do nang tóc không còn khả năng hồi phục. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ di chuyển một số nang tóc khỏe mạnh ở vùng da đầu có mật độ tóc dày đến vùng da đầu bị hói.

Một số kỹ thuật cấy tóc được áp dụng phổ biến, bao gồm:

  • Cấy tóc tự thân: Sử dụng chính nang tóc của bệnh nhân để cấy vào vùng da đầu bị hói.
  • Cấy tóc sinh học: Với những trường hợp hói đầu lan tỏa, bác sĩ có thể chỉ định cấy tóc sinh học. Kỹ thuật này sử dụng sợi tóc sinh học để cấy vào da đầu để tăng số lượng tóc và che đi phần da đầu bị hói.

Cấy tóc là phương pháp ngoại khoa được thực hiện đối với trường hợp hói đầu nghiêm trọng. Tuy nhiên phương pháp này thường gây đau đớn khi thực hiện và có chi phí thực hiện rất đắt đỏ, do đó bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop