Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường như thế nào?

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường như thế nào?Lối sống đô thị hóa ít vận động cùng với nhu cầu sử dụng các thực phẩm đồ ăn nhanh ngày càng nhiều khiến cho người bị bệnh đái tháo đường gia tăng một cách nhanh chóng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường đúng cách?

Lối sống đô thị hóa ít vận động cùng với nhu cầu sử dụng các thực phẩm đồ ăn nhanh ngày càng nhiều khiến cho người bị bệnh đái tháo đường gia tăng một cách nhanh chóng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường đúng cách?

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường như thế nào?

Số lượng người bị bệnh đái tháo đường tăng nhanh chóng những năm gần đây

Sau đây là những chia sẻ của các Bác sĩ, giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn về căn bệnh đái tháo đường hiện nay.

Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết của căn bệnh đái tháo đường

Theo chia sẻ của cô Phạm Phương Lâm – Giảng viên Điều dưỡng của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Đái tháo đường hiện nay được chia thành 2 loại là đái tháo đường typ 1 và đái tháo đường typ 2.

  • Đái tháo đường typ 1 là do người bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất được insulin, việc điều trị của bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào insulin, đái tháo đường typ1 chiếm khoảng 10%, yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc gây nên bệnh đái tháo đường typ 1.
  • Đái tháo đường typ 2 là hiện tượng đề kháng với insulin, nghĩa là cơ thể vẫn sản xuất được insulin nhưng kém chuyển hóa glucose, đái tháo đường typ2 chiếm khoảng 90%, nguyên nhân gây đái tháo đường typ 2 thường là do chế độ ăn không lành mạnh, ăn nhiều chất bột đường, đồ ăn nhanh, bỏ bữa sáng, ít vận động…

Triệu trứng điển hình của bệnh đái tháo đường thường gặp là: đi tiểu thường xuyên, đói cồn cào, không miệng, mệt mỏi, hay gặp bệnh về mắt, nhiễm trùng, chậm liền sẹo… khuyên bạn nên đi khám và làm các xét nghiệm để sớm có biện pháp điều trị.

 

Đái tháo đường có những biến chứng hay gây hậu quả gì cho bệnh nhân?

Đái tháo đường thường gây ra các biến chứng nặng nề và gây nên sự phiền toái cho bệnh nhân, thậm trí còn dẫn đến trầm cảm. Theo Bac sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết các biến chứng điển hình cua bệnh đái tháo đường gồm:

  • Hôn mê do đường máu lên quá cao hoặc xuống quá thấp, hơi thở có mùi khai, ceton niệu.
  • Biến chứng trên tim mạch: đau các bắp thịt, bắp tay, bắp chân, chứng hoại tử ngón chân, bàn chân, tổn thương mạch máu dẫn máu.
  • Biến chứng trên mắt: tăng áp lực lên các mao mạch gây ra hậu quả mắt nhìn không rõ và dẫn đến mù lòa.
  • Biến chứng trên thận:  Suy thận là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Suy thận thường xảy ra sau một thời gian dài (thường khoảng sau 12 năm) mắc bệnh đái tháo đường nếu dùng điều trị không đúng cách.
  • Biến chứng hay gặp khác là các tổn thương ở hệ thần kinh: Thường xuyên bị tê và đau nhức ở tay hay chân, có cảm giác đau trong xương, chân tay mệt mỏi.
  • Bệnh nhân cũng hay bị các triệu trứng trên đường tiêu hóa như đầy hơi sau khi ăn, táo bón hoặc tiêu chảy, đặc biệt bệnh tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc điều trị đái tháo đường, bệnh nhân thường hay bị tiêu chảy vào ban đêm; bệnh nhân còn hay bị chóng mặt, đôi khi ngất xỉu; có cảm giác tiểu dắt, tiểu buốt; gây suy giảm khả năng tình dục ở nam giới.
  • Ngoài ra bệnh nhân còn gặp các biến chứng nhiễm trùng khác do suy giảm sức để kháng. Bệnh nhân dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra như: nấm, bệnh lao, bệnh nấm âm đạo, bệnh viêm tai ngoài do vi trùng Pseudomonas.

Cách phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường như thế nào?

Biện pháp phòng tránh và chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường như thế nào?

Đối với những người chưa mắc bệnh chúng ta cần đi sàng lọc nguy cơ đái tháo đường, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, chất đường bột, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Đối với những bệnh nhân đã bị đái tháo đường, cần điều trị bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Quan trọng nhất là kiểm soát chế độ ăn khoa học và hợp lý. Chúng ta cần phải chia phần bữa ăn cho bệnh nhân thành nhiều bữa để tránh việc tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và hạ đường huyết lúc đói, nên chia thành 6 bữa ăn trong ngày. Nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như:

•        Nguồn cung cấp glucid: giảm gạo, mỳ, ngô, khoai; không nên ăn miến.

•        Nguồn cung cấp protein: các loại thịt nạc, sữa không đường, cá, đậu đỗ, lạc, vừng.

•        Nguồn cung cấp lipid: nên dùng dầu thay mỡ, không ăn những sản phẩm nhiều cholesterol như các loại phủ tạng (gan, dạ dày, lòng...)

•        Nguồn cung cấp vitamin và khoáng: các loại rau, củ, quả tươi, hạn chế ăn những quả quá ngọt như:  chuối, mít, na, hồng...

Việc phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường thì chế độ ăn đóng vai trò cực kì quan trọng.

Xin cảm ơn các bác sĩ cùng các giảng viên của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đã chia sẻ những kiến thức vô cùng hữu ích về căn bệnh đái tháo đường để mọi người hiểu rõ cũng như biết cách phòng chống căn bệnh này.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop