Nguồn gốc và tác dụng thần kỳ của bài thuốc Sâm linh bạch truật tán

Bài thuốc Sâm linh Bạch Truật Tán có tác dụng thần kỳ?Bài thuốc Sâm linh bạch truật tán có tác dụng nâng cao sức khỏe, ngừng tiêu chảy, tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng. Vậy nguồn gốc bài thuốc này từ đâu?

Bài thuốc Sâm linh bạch truật tán có tác dụng nâng cao sức khỏe, ngừng tiêu chảy và tăng cường khả năng tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng. Hãy cùng bác sĩ Phạm Đình Hữu- giảng viên trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về vấn nguồn gốc xuất sứ của bài thuốc này

Nguồn gốc và tác dụng thần kỳ của bài thuốc Sâm linh bạch truật tán

Bài thuốc sâm linh bạch truật tán có nguồn gốc từ đâu?

Bài thuốc “Sâm linh bạch truật tán” xuất xứ từ đâu?

Chia sẻ từ thầy Phạm Đình Hữu – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Bài thuốc “Sâm linh bạch truật tán” là bài cổ phương có xuất xứ từ đời nhà Tống (960 - 1279) Trung Quốc (từ bài tứ quân tử thang gia giảm) . Thành phần gồm có: nhân sâm 12g, sa nhân 6g, bạch linh 12g, ý dĩ 6g, bạch truật (sao cám) 12g, hạt sen (sao vàng) 6g, bạch biển đậu (sao vàng) 9g, cát cánh (chích mật) 6g, hoài sơn (sao vàng với cám) 12g, cam thảo (chích mật) 12g.

Tác dụng của bài thuốc này như thế nào?

Trong bài thuốc có nhân sâm, bạch truật, bạch linh ích khí kiện Tỳ thẩm thấp đóng vai trò chủ dược. Phối ngũ với hoài sơn, hạt sen, bạch biển đậu (đậu ván trắng), ý dĩ làm thần hỗ trợ chủ dược kiện Tỳ ích khí, chỉ tả. Dùng sa nhân tĩnh Tỳ hòa vị, hành khí hóa trệ. Cát cánh tuyên phế lợi khí, dẫn thuốc lên trên. Cam thảo kiện Tỳ hòa trung, điều hòa chư dược cùng đóng vai trò tá sứ.

Toàn bài thuốc có tác dụng bổ trung khí, thẩm thấp, hành khí kiện Tỳ (nâng sức khỏe, ngừng tiêu chảy và tăng cường khả năng tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng).

Nguồn gốc và tác dụng thần kỳ của bài thuốc Sâm linh bạch truật tán

Trong những năm gần đây, có một số nghiên cứu làm rõ cơ chế tác dụng của Sâm linh bạch truật tán như:

Nghiên cứu của Dương Húc Đông, Trương Kiệt, Vương Uy (2004), Tác dụng và cơ chế bảo vệ đường ruột của Sâm linh bạch truật tán trên mô hình chuột Tỳ hư. Quan sát tổ chức ruột và mẫu phân Enterobacteriaceae, Enterococcus, Bifidobacterium, Bacteroides, Lactobacillus qua kính hiển vi điện tử. Kết quả cho thấy chuột Tỳ hư sau khi điều trị bằng Sâm linh bạch truật tán có tỉ lệ Enterobacteriaceae, Enterococcus, Bifidobacterium, Bacteroides, Lactobacillus dần dần trở lại bình thường, tăng độ dày cơ trơn ruột, tăng số lượng các tế bào cốc, tình trạng rối loạn vi mao ruột, ty thể trướng to cải thiện đáng kể. Tốt hơn đáng kể so với nhóm Tỳ hư phục hồi tự nhiên, không có sự khác biệt đáng kể so với nhóm điều trị probiotic. Sâm linh bạch truật tán điều chỉnh tình trạng lợi khuẩn trên mô hình chuột Tỳ hư và thúc đẩy phục hồi tổn thương mô của hệ tiêu hóa.

Nghiên cứu của Lôi Anh, Lưu Lệ Sa, Trương Phàm, Hầu Thiến (2009), Ảnh hưởng của Sâm linh bạch truật tán đến sự thay đổi các thành phần protein tế bào biểu mô ruột non trên mô hình chuột Tỳ hư. Sử dụng phần mềm Quest one phân tích sự thay đổi của protein tế bào biểu mô đường ruột trong mỗi nhóm chuột. Kết quả cho thấy Sâm linh bạch truật tán có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng ở chuột, các thành phần protein ở các tế bào biểu mô ruột phục hồi gần bình thường.

Nghiên cứu của Nguyễn Trương Minh Thế (2015), Nghiên cứu tác dụng giảm tiêu chảy của Sâm linh bạch truật tán trên mô hình thực nghiệm. Chuột được gây tiêu chảy bằng kháng sinh. Sau đó tiến hành điều trị bằng Sâm linh bạch truật tán nhằm xác định liều tác dụng, so sánh tác dụng với probiotic (chứa Bacillus subtilis và Lactobacillus acisophilus). Kết quả cho thấy chuột được điều trị bằng Sâm linh bạch truật tán khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm điều trị bằng probiotic về giảm tỉ lệ tiêu chảy, tỉ lệ chết và có khả năng phục hồi, tăng thể trọng tốt hơn.

Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop