Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường và bị phỏng

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường và bị phỏngViệc xây dựng chế độ ăn hợp lý nhất là trên người bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, điều này giúp bệnh mau cải thiện, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Việc xây dựng chế độ ăn hợp lý nhất là trên người bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng, điều này giúp bệnh mau cải thiện, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường và bị phỏng

Chế độ ăn dành cho bệnh nhân đái tháo đường

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn để cùng tìm hiểu về chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân bị phỏng

Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị tiểu đường?

Công việc cần làm: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân. Xác định mức đường huyết.

  • Nhu cầu dinh dưỡng

Năng lượng = nhu cầu theo lứa tuổi. Nếu bệnh nhân có suy dinh dưỡng đặc biệt ở tuổi vị thành niên (12 - 13 tuổi) thì có thể tăng gấp 1,5 - 2 lần để bù đắp cân nặng đã mất. Nếu bệnh nhân bị béo phì năng lượng giảm 5% - 10%.

Protein: 10 - 15% E và giảm dần theo tuổi. 2 g/kg/ngày trẻ nhũ nhi. 1 g/kg/ngày đối trẻ 10 tuổi. 0,8 g/kg/ngày đổi với trẻ vị thành niên và người lớn. Trẻ lớn không nên dùng cao quá 1,5 g/kg/ngày để tránh tổn thương mạch máu nhỏ.

CHO: 50 - 60% năng lượng, trong đó đường đơn giản < 10% tổng năng lượng. Có thể sử dụng đường trước họat động thể lực họăc dùng khi bị hạ đường huyết. Cẩn thận trong khi dùng đường cho trẻ bị dư cân.

Lipid: 30 - 35% tổng E, chất béo no < 10% E, chất béo đa nối đôi < 10% E và chất béo 1 nối đôi > 10% E. Tỉ lệ chất béo và loại chất béo liên quan đến bệnh lý tim mạch. Trẻ dưới 2 tuổi, thì chất béo chiếm khoảng 50% tổng E do thành phần chất béo có trong sữa mẹ và sữa công thức dành cho trẻ nhũ nhi. Và do trẻ dưới 2 tuổi rất cần nhiều năng lượng để tăng trưởng.

Chất xơ: 1,5 - 2,5 g/100 kcal (35 g/ngày).

Hạn chế muối: < 6 g muối/ngày.

  • Chế độ ăn

Sữa, cháo, cơm tùy theo tuổi và sở thích. Chú ý ăn nhiều các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như đường phức tạp như hạt ngũ cốc nguyên hạt, rau nhiều chất xơ, rau quả ít ngọt, sữa đặc biệt như Glucena. Hạn chế sử dụng thực phẩm khô, thực phẩm đóng hộp, rau củ muối trong chế biến thức ăn. Nếu có điều trị insulin nên cho trẻ ăn 3 cữ chính và 2 cữ phụ (giữa bữa sáng – bữa trưa và bữa trưa – bữa chiều). Phân bố năng lượng 3 cữ chính chiếm 65% E (bữa ăn sáng: 20% - 30%, bữa trưa: 20 – 35%, bữa tối: 25 – 40%); 2 cữ phụ - 35%. Có giờ ăn cụ thể cho bệnh nhân để kết hợp chích Insulin. Trước khi xuất viện 1 ngày, bác sĩ điều trị gửi bệnh nhân tới Khoa Dinh dưỡng với kết quả xét nghiệm Glycemie để xây dựng thực đơn cụ thể cho bệnh nhân về nhà.

 

Nhu cầu dinh dưỡng khi bệnh nhân bị phỏng như thế nào?

Bước đầu tiên mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên làm đó là tính diện tích phỏng. Xác định tình trạng dinh dưỡng, Ion đồ, Albumin. Xác định khả năng ăn uống của bệnh nhân.

  • Nhu cầu dinh dưỡng

Nhu cầu dịch: dựa vào lượng nước tiểu: trẻ em 1 ml/kg/giờ.

Công thức Parkland:

Đối với trẻ em: 2 ml x IBW x% BSAB + 1500 x BSAB (m2 )

Trong đó:

IBW: cân nặng lý tưởng.

BSAB: diện tích da bị bỏng.

Tỷ lệ các chất dinh dưỡng: P:L:G = 25:15:60.

Nhu cầu năng lượng: Lipid: chú ý tới thành phần Omega-6 và omega-3. Omega-6 có tác dụng ức chế miễn dịch và tăng ly giải Protein. Omega-3 kháng viêm, tăng miễn dịch và gây dãn mạch.

Vitamin: phỏng 10 - 20%: một viên đa sinh tố/ngày. VitaminC: 500 mg/ngày, Vitamin A: trẻ dưới 3 tuổi: 5000 UI/ngày, trẻ lớn hơn 3 tuổi: 10000 UI/ngày.

Yếu tố vi lượng: sắt, kẽm, đồng, mangan bị mất qua vết phỏng nên bổ sung liều hàng ngày ngay khi bị phỏng.

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường và bị phỏng

Trường hợp bệnh nhân bị phỏng chúng ta cần xây dựng chế độ ăn như thế nào?

Nuôi ăn đường ruột: nên được lựa chọn ưu tiên bất cứ khi nào có thể được với mục đích duy trì chức năng niêm mạc ruột và ngăn vi khuẩn đường ruột xâm nhập vào máu.

Một số yếu tố cản trở nuôi dưỡng đường ruột: Giảm nhu động ruột, chướng bụng. Nhiễm trùng, liệt ruột, giảm hấp thu. Tiêu chảy thẩm thấu. Lịch mổ – ghép da.

Thực phẩm nên dùng cho bệnh nhân: các loại thức ăn thông dụng mà bệnh nhân ưa thích nhưng phải được tính đủ, đúng nhu cầu. Ăn cả ngày lẫn đêm để đảm bảo nhu cầu năng lượng. Khi phỏng > 30% diện tích cơ thể hoặc bệnh nhân không ăn đủ nên nuôi ăn bằng ống thông mũi - dạ dày, mũi - tá tràng.

Một số sản phẩm nuôi dưỡng đường tiêu hóa: Có thể tự chế biến những sản phẩm nuôi ăn qua sonde từ bột trứng, casein, dầu ăn, glucose, manto dextrin.

Nuôi ăn tĩnh mạch: Cần thiết nuôi ăn tĩnh mạch trung ương ngay khi phỏng trên 95% diện tích hoặc có chống chỉ định nuôi qua đường tiêu hóa. Có thể nuôi TM bổ sung khi nuôi đường ruột không đủ nhu cầu. Liều lượng nuôi TM đối với trẻ nhỏ < 6 tuổi 1,75 ml/kg/giờ, Glucose 5,8 mg/kg/phút và Acid amin 3g/kg/ngày. Trẻ lớn và nguời lớn là 1,5 ml/kg/giờ, Glucose 5,3 mg/kg/phút và Acid amin 2,5 g/kg/ngày. Những chế độ ăn khác được tính dựa trên nhu cầu dinh dưỡng bình thường và sử dụng các thực phẩm chế biến bình thường.

Cảm ơn những chia sẻ trên của chuyên gia dinh dưỡng Bác sĩ giảng viên tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, hy vong đây là những kiến thức bổ ích dành cho các bạn


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop