Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp được áp dụng trong lâm sàng. Tuỳ theo phương pháp đó có cần qua nội soi dạ dày tá tràng hay không mà người ta chia làm hai nhóm là: các phương pháp xâm lấn và các phương pháp không xâm lấn.
Nội soi dạ dày có thể kiểm tra được vi khuẩn Helicobacter Pylori
Để hiểu rõ hơn về các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP, cùng lắng nghe những chia sẻ từ các bác sĩ, giảng viên của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.
Hỏi: Thưa bác sĩ, nội soi dạ dày có phát hiện được vi khuẩn Hp không ạ?
Qua nội soi dạ dày và lấy các mảnh sinh thiết để thực hiện xét nghiệm. Phương pháp này cho phép kiểm tra được hình thái tế bào, xác định được chủng Hp, nuôi cấy và làm được kháng sinh đồ để xem vi khuẩn Hp còn nhạy cảm với những loại kháng sinh nào.
- Test Urease dựa trên cơ sở Hp tiết ra nhiều men Urease đã phân huỷ urea thành amoniac và làm cho môi trường trở nên kiềm tính, từ đó làm dung dịch thuốc thử màu vàng chuyển sang màu hồng tím trong môi trường kiềm. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là độ nhạy thấp, cần phải có ít nhất 105 vi khuẩn trong mảnh sinh thiết mới đủ để làm dung dịch đổi màu, ngoài ra cuối đợt điều trị, không thể dùng test này để chẩn đoán vì có thể vi khuẩn vẫn còn, nhưng số lượng còn ít, không đủ để làm dung dịch đổi màu. Nếu đọc kết quả sau 24 giờ độ nhạy sẽ cao, nhưng không còn có giá trị của một xét nghiệm nhanh, ngoài ra độ đặc hiệu giảm do một số vi khuẩn tiết men Urease có ở miệng như Streptococcus, Staphylococus có thể là nguyên nhân gây ra kết quả dương tính giả. Phương pháp này cho độ nhạy (93-97%), độ đặc hiệu (95-100%).
- Mô bệnh học: Bệnh phẩm được cố định bằng Formol 10% được xử lý theo phương pháp thông thường. Nhuộm màu bằng nhiều phương pháp như: Hematixyline – eosine, Giemsa, nhuộm Acridine- Orange và nhuộm hoá mô miễn dịch với kháng thể không đánh dấu, nhuộm Peroxydase- Antiperoxydase. Trong các phương pháp trên, nhuộm Giemsa thường được áp dụng nhất vì đơn giản, rẻ tiền, cho kết quả nhanh. Quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy Hp thường nằm trong các khe và trên bề mặt của niêm mạc. Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng được ở hầu hết các cơ sở y tế với độ nhạy > 95%, độ đặc hiệu (94-98%).
- Nuôi cấy: Mảnh sinh thiết được nghiền trong nước muối sinh lý trong vài giây, sau đó được cấy vào môi trường cấy. Hp là một loài vi khuẩn yếu và khó nuôi cấy. Nhiệt độ môi trường phải luôn ở 37 độ. Quan sát hàng ngày sẽ thấy các khuẩn lạc tròn sau 3 ngày. Phương pháp này có độ đặc hiệu và độ nhạy cao và đặc biệt cần thiết trong các trường hợp cần phải thử độ nhạy của kháng sinh trong điều trị Hp kháng thuốc. Phương pháp có độ nhạy (70-80%), độ đặc hiệu 100%
Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi nghe nói có phương pháp test hơi thở có thể phát hiện vi khuẩn Hp mà không cần phải nội soi đúng không ạ?
Theo bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Có nhiều phương pháp không xâm lấn đã được sử dụng, tuy nhiên phương pháp test hơi thở được sử dụng nhiều nhất vì cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao, dễ sử dụng và ngày càng được ứng dụng nhiều.
- Test thở CO2 phóng xạ dựa trên khả năng của Hp phân huỷ ure thành amoniac và CO2. Cho bệnh nhân uống một dung dịch ure phóng xạ C13 hoặc C14, khi có mặt Hp thì ure phóng xạ này sẽ bị phân huỷ và giải phóng ra khí CO2 phóng xạ, chất này được hấp thụ vào máu và được thải ra qua phổi trong khí thở ra, sau đó người ta đo CO2 phóng xạ trong vòng 1 giờ. Các mẫu khí thở ra được phân tích tìm phóng xạ bằng máy đếm. Phương pháp có độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 79%.
- Test hơi thở với ure phóng xạ C13
Ưu điểm của phương pháp này là không bị nhiễm xạ, an toàn nhưng cần phải phân tích qua máy quang phổ kế. Có thể dùng được cho phụ nữ mang thai, cho con bú và cho cả trẻ em. Trước khi làm test, bạn có thể yêu cầu kỹ thuật viên cho biết, bạn đang chuẩn bị được làm xét nghiệm hơi thở với chất có phóng xạ hay không.
Phân tích với máy đếm có giá thành rẻ hơn nhưng có nhiễm xạ với liều nhỏ. Không nên dùng test này cho phụ nữ trong tuổi sinh sản, có thai, cho con bú và trẻ nhỏ vì bản chất C14 là chất phóng xạ.
Hỏi: Thưa bác sĩ, cần chuẩn bị gì trước khi làm các kiểm tra nhiễm Hp bằng test thở ạ?
Theo giảng viên Đỗ Đức Quý – Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Bệnh nhân phải ngưng các thuốc kháng sinh và thuốc chứa bismuth 4 tuần trước đó; ngưng thuốc sucralfat và thuốc ức chế bơm proton trước 2 tuần; phải nhịn đói 6h trước khi làm xét nghiệm.
Hỏi: Thưa bác sĩ, ngoài test hơi thở thì còn xét nghiệm nào có thể phát hiện Hp mà không cần nội soi không ạ?
Theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, có 2 phương pháp khác có thể phát hiện Hp mà không cần nội soi:
- Test huyết thanh dựa trên cơ sở tìm thấy kháng thể Hp trong huyết thanh. Người ta sử dụng phương pháp sắc ký miễn dịch để phát hiện các kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh bệnh nhân có nhiễm Hp. Phương pháp này cho kết quả nhanh, không phức tạp dùng để chẩn đoán một bệnh nhân mới, hay nghiên cứu dịch tễ học. Không dùng để theo dõi điều trị vì tỉ lệ kháng thể giảm rất chậm. Phương pháp có độ nhạy (95100%), độ đặc hiệu (91-98%). Tuy nhiên, phương pháp này hay cho kết quả dương tính giả vì cho dù vi khuẩn Hp không có trong dạ dày, kháng thể kháng Hp vẫn có thể lưu hành trong máu một vài năm, thậm chí là nhiều năm sau đó. Chính vì vậy mà đây không phải là loại xét nghiệm tin cậy, được khuyến cáo sử dụng trước và sau khi điều trị. Lưu ý, chỉ sử dụng phương pháp này khi không có sẵn phương pháp chẩn đoán nào có độ tin cậy cao hơn.
- Xét nghiệm tìm kháng thể Hp trong phân: Phương pháp này phát hiện kháng nguyên Hp trong phân, có giá trị trong chẩn đoán nhiễm Hp ở trẻ em, người lớn, có thể sử dụng trong đánh giá kết quả điều trị. Phương pháp có độ nhạy (9198%), độ đặc hiệu (94-99%).