Chia sẻ về bệnh viêm tai trong từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Chia sẻ về bệnh viêm tai trong từ B.s Trường Dược Sài GònViêm tai trong hay nhiễm trùng tai trong thường là do viêm hoặc do các bộ phận của tai bị kích thích bởi các tác nhân từ môi trường. Bệnh có thể gây mất thính giác tạm thời.

Viêm tai trong hay nhiễm trùng tai trong thường là do viêm hoặc do các bộ phận của tai bị kích thích bởi các tác nhân từ môi trường. Bệnh có thể gây mất thính giác tạm thời.

Chia sẻ về bệnh viêm tai trong từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Bệnh viêm tai trong

Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh viêm tai trong!

BỆNH VIÊM TAI TRONG

Tai trong có hình bán nguyệt chứa đầy chất lỏng, dây thần kinh tiền đình và dây thần kinh cảm giác. Viêm tai trong là trường hợp tai trong bị nhiễm trùng hoặc viêm.

Bệnh có thể gây rối loạn chức năng thăng bằng và khiến người bệnh dễ nhiễm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cúm, cảm lạnh hoặc viêm họng.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra nhiễm trùng tai trong là do virus. Các virus liên quan bao gồm:

  • Virus cúm
  • Virus Herpess
  • Virus Epstein Barr
  • Virus bệnh bại liệt

Ít phổ biến hơn nhưng nhiễm trùng roi, bệnh sởi, quai bị, viêm gan và các loại mụn rộp, thủy đậu,… cũng có thể gây ra viêm tai trong.

Một số bệnh lý và tác động có thể liên quan đến viêm tai trong, bao gồm:

  • Bệnh não hoặc bệnh tim
  • Chấn thương đầu
  • Tác dụng phụ của thuốc theo toa hoặc rượu, thuốc lá hoặc cafeine
  • Chịu một lực tác động hoặc cú đánh mạnh vào mặt

Triệu chứng thường gặp

Viêm tai trong không chỉ ảnh hưởng đến thính giác của bạn mà nó đôi khi có thể gây chóng mặt và mất thăng bằng. Các triệu chứng khác của bệnh có thể bao gồm:

  • Suy giảm thị lực
  • Cảm thấy mất cân bằng, thường xuyên có cảm giác muốn ngã
  • Cảm thấy lâng lâng
  • Buồn nôn và nôn
  • Mất thính giác hoặc nghe tiếng trống trong tai
  • Đôi khi người bệnh có thể phát sốt

Các triệu chứng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Chẳng hạn như nó xuất hiện vào buổi sáng và mất đi ngay sau đó. Do đó, nếu bạn cảm thấy lâng lâng hoặc tầm nhìn bị rối loạn, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI TRONG

Điều trị viêm tai trong cần phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của người bệnh. Bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc để điều trị bệnh, bao gồm:

Thuốc không kê đơn

Các loại thuốc không kê đơn phổ biến điều trị viêm tai trong phổ biến bao gồm:

  • Diphenhydramine (Benadryl) phổ biến cho các triệu chứng nôn, buồn nôn và chóng mặt.
  • Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil, Motrin) có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên thuốc này cần được sử dụng cẩn thận cho trẻ em vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.

Trước khi sử dụng thuốc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thuốc kê đơn

Các loại thuốc theo toa được dùng để điều trị viêm tai trong bao gồm:

  • Một số loại thuốc Steroid như Prednison có thể giúp giảm viêm.
  • Thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus có thể được chỉ định để điều trị nhiễm virus hoặc nhiễm trùng.
  • Đối với các triệu chứng buồn nôn, bác sĩ có thể chỉ định: Diazepam (Valium), promethazine hydrochloride (Phenergen), Meclizine (Antivert), lorazepam (Ativan).

Trong trường hợp người bệnh bị mất nước nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiến hành điều trị bằng cách truyền dịch thông qua đường tĩnh mạch.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà không thể phục hồi hoặc điều trị chứng viêm trong tai. Tuy nhiên, chúng có thể giảm đau và hạn chế các triệu chứng bùng phát.

  • Chườm ấm vào tai bị tổn thương.
  • Giữ cho tai luôn thẳng khi ngồi hoặc đứng.
  • Súc miệng bằng nước muối để làm sạch ống tai và làm dịu các cơn đau họng (nếu có).
  • Không hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích khác.
  • Giảm căng thẳng và kiểm soát tâm lý để không làm các triệu chứng thêm trầm trọng.

Ngoài ra, có một số biện pháp tự nhiên được đề nghị để điều trị viêm tai trong. Chúng bao gồm sử dụng dầu tỏi, bạc hà, ô liu, húng quế và Hydro Peroxise. Tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp này đang được nghiên cứu.

Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ phương pháp nào để điều trị viêm tai trong.

Chia sẻ về bệnh viêm tai trong từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM TAI TRONG

Bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết viêm tai trong do vi khuẩn gây ra và nó không phải là bệnh truyền nhiễm. Để ngăn ngừa nhiễm trùng người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tránh dùng chung thức ăn đặc biệt là với người đang bị cảm, cúm hoặc có tiền sử nhiễm trùng hoặc viêm tai.
  • Không hút thuốc và tránh hút thuốc lá thụ động.
  • Trẻ em nên được tiêm vắc xin đầy đủ để chống lại liên hợp phế cầu khuẩn và vắc xin cúm. Điều này có thể giúp bé loại bỏ nguy cơ viêm phổi và nhiễm các bệnh về đường hô hấp.
  • Uống nhiều nước, tránh tiêu thụ caffeine, rượu và muối.

Viêm tai trong cần một vài tuần đến một vài tháng để bình phục hoàn toàn. Nó có thể tái phát nhưng có triệu chứng sẽ nhẹ hơn. Do đó, hãy tìm kiếm một bác sĩ chuyên môn có tay nghề cao để điều trị dứt điểm bệnh và theo dõi trong một khoảng thời gian nhất định sau điều trị.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop