Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản thở khò khè ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản thở khò khè ở trẻ nhỏBé bị viêm phế quản thở khò khè là trường hợp khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Viêm phế quản khiến cho phổi bị viêm, tắc nghẽn dẫn đến tính trạng thở khò khè.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè là trường hợp khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Viêm phế quản khiến cho phổi bị viêm, tắc nghẽn dẫn đến tính trạng thở khò khè.

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản thở khò khè ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm phế quản thở khò khè ở trẻ nhỏ

Theo dõi bài viết này để được các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn thông tin về bệnh viêm phế quản thở khò khè ở trẻ nhỏ!

TẠI SAO TRẺ NHỎ VIÊM PHẾ QUẢN LẠI THỞ KHÒ KHÈ

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Bệnh thường phổ biến ở trẻ sơ sinh vào những tháng lạnh. Viêm phế quản khiến cho phổi bị viêm, tắc nghẽn dẫn đến tính trạng thở khò khè. Âm thanh khò khè thường phát ra từ bên trong cổ họng của trẻ khi trẻ thở ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể nghe thấy tiếng khò khè khi bé hít vào.

Khi bị viêm phế quản, niêm mạc ống phế quản bị sưng, phù nề và tiết dịch. Điều này khiến đường thở của bé bị thu hẹp, không khí lưu thông khó khăn và gây ra tiếng thở khò khè. Trong một số trường hợp, trẻ bị viêm phế quản có thể không thở được và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài âm thanh thở khò khè, trẻ bị viêm phế quản có thể dẫn đến ho nhiều, ho có đờm, sốt, sổ mũi khiến bé mệt mỏi, khó chịu, hay quấy khóc và chán ăn. Do đó, khi nhận thấy tình trạng viêm phế quản gây thở khò khè ở trẻ, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để tìm hiểu rõ cách khắc phục và chăm sóc an toàn, hiệu quả.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHI BÉ BỊ VIÊM PHẾ QUẢN THỞ KHÒ KHÈ

Trong hầu hết các trường hợp, bé bị viêm phế quản thở khò khè có thể được khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi bé trở nên khó chịu, ho, có dấu hiệu không thở được, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

Chăm sóc tại nhà

Nếu tình trạng thở khò khè không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị điều trị các triệu chứng tại nhà trước khi kê đơn thuốc. Các biện pháp khắc phục tại nhà sau như sau:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để bổ sung độ ẩm không khí trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ của bé. Điều này có thể giúp làm giảm tắc nghẽn trong ống thở và hạn chế tình trạng khò khè.
  • Sử dụng máy phun sương để làm giảm các triệu chứng viêm phế quản và thở khò khè. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị bạn trộn nước với muối để làm thông đường thở của bé.
  • Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để hút các chất lỏng, dịch nhầy ra khỏi mũi và đường hô hấp của bé. Biện pháp này cần được thực nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé. Khử trùng dụng cụ sau mỗi lần sử dụng.
  • Cho bé uống nhiều nước là điều cần thiết khi bé bị viêm phế quản thở khò khè. Nước sẽ làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp và giúp trẻ dễ thở hơn.
  • Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, ví dụ như gừng để kiểm soát các cơn khò khè của trẻ. Tuy nhiên, hãy thông báo cho bác sĩ biết trước khi áp dụng thảo dược điều trị bệnh.
  • Bổ sung vitamin C và vitamin C vào khẩu phần ăn của bé.
  • Không được hút thuốc lá trong môi trường sống của trẻ. Thuốc lá là nguyên nhân làm cho cơn khò khè trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc điều trị

Trong trường hợp bé bị viêm phế quản cấp tính và các biện pháp khắc phục tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc làm giãn phế quản có thể giúp trẻ bớt khò khè, làm thông mũi và hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
  • Thuốc kháng sinh có thể cần thiết khi bé gặp các vấn đề về phổi mãn tính hoặc khi bé có dấu hiệu bị nhiễm vi khuẩn.
  • Sử dụng Acetaminophen khi trẻ bị sốt hoặc ho. Thuốc có thể giúp hạ sốt và làm giảm các cơn khò khè. 
  • Trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê một toa thuốc bao gồm:
  • Thuốc tiêm Epinephrine để làm thông đường hô hấp bị tắc nghẽn.
  • Cho bé thở oxy hoặc sử dụng máy thở trong các trường hợp bé bị khó thở.
  • Sử dụng thuốc Corticosteroid (chẳng hạn như Methylprednisolone hoặc Prednison) có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch, giảm viêm để điều trị các triệu chứng viêm phế quản.

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản thở khò khè ở trẻ nhỏ

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐI GẶP BÁC SĨ?

Đôi khi tình trạng thở khò khè có thể dẫn đến một số bệnh đường hô hấp nặng. Do đó nếu các biện pháp trên không khắc phục được các triệu chứng, hãy đưa bé đến bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên khoa nhi.

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, bạn cũng cần đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức khi:

  • Bé có dấu hiệu khó thở hoặc không thở được.
  • Hơi thở của bé trở nên nhanh, gấp gáp hoặc không ổn định.
  • Bé có dấu hiệu mệt mỏi, nhợt nhạt, xanh xao, chán ăn.
  • Bé có thân nhiệt trên 37 độ C
  • Bắt đầu ho một cách đột ngột, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị nghẹt thở. Nghẹt thở cần điều trị khẩn cấp ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè có thể không phải là tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng cần được điều trị để tránh làm bệnh tồi tệ hơn và gây ra nhiều biến chứng khác. Trao đổi với bác sĩ để có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tình trạng này quay trở lại.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop