Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ các biện pháp giúp tránh thai khẩn cấp

Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ các biện pháp giúp tránh thai khẩn cấpMột số tình huống phụ nữ có quan hệ tình dục nhưng không được bảo vệ, không biện pháp phòng ngừa hoặc có sử dụng biện pháp tránh thai nhưng thất bại thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp là việc làm cần thiết

Một số tình huống phụ nữ có quan hệ tình dục nhưng không được bảo vệ, không biện pháp phòng ngừa hoặc có sử dụng biện pháp tránh thai nhưng thất bại thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp là việc làm cần thiết

Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ các biện pháp giúp tránh thai khẩn cấp

Một số biện pháp tránh thai khẩn cấp có thể dùng

Có những biện pháp tránh thai khẩn cấp nào?

Một vấn đề cần lưu ý đối với người phụ nữ là trừ biện pháp tránh thai khẩn cấp bằng cách đặt dụng cụ tử cung có chất đồng, các biện pháp tránh thai khẩn cấp dùng thuốc chỉ có tác dụng bảo vệ tránh thai trong lần giao hợp đó mà thôi. Do các biện pháp tránh thai khẩn cấp có dùng thuốc ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của hệ nội tiết nên không được dùng như là biện pháp tránh thai thường xuyên. Chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đưa ra lời khuyên phụ nữ nên bắt đầu sử dụng một biện pháp tránh thai khác sau khi dùng biện pháp tránh thai khẩn cấp như uống viên thuốc tránh thai kết hợp, viên thuốc tránh thai chỉ có progestin, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai, đặt dụng cụ tử cung, dùng bao cao su, màng ngăn âm đạo, phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo...

Uống viên thuốc tránh thai kết hợp, thuốc tránh thai chỉ có progestin: bắt đầu uống ngay sau ngày uống thuốc tránh thai khẩn cấp, không cần chờ đến kỳ kinh sau. Sử dụng tiếp vỉ thuốc đang dùng nếu đang sử dụng vỉ thuốc này hoặc bắt đầu vỉ thuốc mới nếu chưa sử dụng biện pháp tránh thai này trước đó. Nên sử dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ trong khoảng 7 ngày kế tiếp sau khi uống thuốc.

Tiêm thuốc tránh thai bắt đầu ngay trong ngày uống thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc có thể bắt đầu trong khoảng thời gian 7 ngày sau khi có kinh lại nếu người phụ nữ yêu cầu. Cần sử dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ trong khoảng 7 ngày kế tiếp sau tiêm thuốc tránh thai. Lưu ý nhắc người phụ nữ tái khám nếu có dấu hiệu nghi ngờ mang thai.

Cấy thuốc tránh thai trong khoảng thời gian 7 ngày đầu của kỳ kinh kế tiếp, có thể trong khoảng thời gian 5 ngày đối với implanon hoặc bất kỳ thời điểm nào nếu chắc chắn là người phụ nữ không có thai nhưng lưu ý phải sử dụng một biện pháp tránh thai khác trong khoảng thời gian 7 ngày sau khi cấy thuốc tránh thai. Cần cung cấp các biện pháp tránh thai hỗ trợ hoặc thuốc tránh thai uống bắt đầu từ ngay sau ngày uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong khoảng thời gian chờ đợi đến thời điểm cấy thuốc tránh thai.

Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ các biện pháp giúp tránh thai khẩn cấp

Sử dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp có trở ngại gì không?

Khi sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp bằng thuốc uống, Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng, giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các chị em phụ nữ có thể bị nôn trong 2 giờ sau khi uống thuốc. Cần uống lại thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt. Có thể sử dụng thuốc chống nôn trước khi uống liều lặp lại cho những trường hợp uống viên thuốc tránh thai kết hợp, hoặc liều lặp lại có thể được đặt đường âm đạo nếu người phụ nữ vẫn còn nôn nhiều. Chú ý phác đồ sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ có levonorgestrel để tránh thai khẩn cấp ít gây buồn nôn và nôn hơn so với viên thuốc kết hợp và không khuyến cáo phải sử dụng thuốc chống nôn một cách thường quy trước khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm ra huyết âm đạo bất thường, buồn nôn, nôn, căng ngực, nhức đầu và chóng mặt.

Trường hợp sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị chậm kinh, cần thực hiện xét nghiệm thử thai hoặc khám tại cơ sở y tế để xác định. Theo các nhà khoa học, không có bằng chứng về nguy cơ ảnh hưởng lên thai nhi khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Khi có dấu hiệu ra máu thấm giọt, cần trấn an người phụ nữ đây không phải là dấu hiệu bất thường và sẽ tự hết mà không cần điều trị. Đối với người phụ nữ có HIV dương tính hay mắc bệnh AIDS hoặc đang điều trị thuốc kháng virút cũng có thể sử dụng các biện pháp tránh thai khẩn cấp.

Những trường hợp nào không thể sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp?

Viên thuốc tránh thai khẩn cấp có progestin chống chỉ định tuyệt đối trong các trường hợp người phụ nữ có thai và đang bị ung thư vú.

Viên thuốc tránh thai kết hợp chống chỉ định tuyệt đối trong các trường hợp người phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai, đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau sinh, lớn tuổi từ 35 tuổi trở lên, hút thuốc lá thường xuyên mỗi ngày từ 15 điếu trở lên, có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành như lớn tuổi, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp…, tăng huyết áp với huyết áp tâm thu từ 160mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 100mmHg trở lên, đã hoặc đang bị bệnh lý tim mạch và đông máu như bệnh lý mạch máu, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, bệnh lý đông máu, bệnh thiếu máu cơ tim, bệnh lý van tim phức tạp, tai biến mạch máu não, cơ địa huyết khối di truyền, sắp phẫu thuật phải nằm trên 1 tuần, đau nửa đầu, đang bị ung thư vú, bị tiểu đường có biến chứng thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu,  đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid hoặc không làm xét nghiệm, đang bị bệnh gan nặng có suy giảm chức năng gan trầm trọng như viêm gan cấp tính đang diễn tiến, xơ gan mất bù, u gan ngoại trừ trường hợp tăng sinh lành tính dạng nốt.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop