Công dụng chữa bệnh của cam thảo trong y học cổ truyền

Công dụng chữa bệnh của cam thảo trong y học cổ truyềnCam thảo là một loại dược liệu phổ biến, được dùng nhiều trong y học đặc biệt là trong y học cổ truyền. Vậy cam thảo có tác dụng gì? Khi sử dụng cam thảo cần lưu ý những gì?

Cam thảo là một loại dược liệu phổ biến, được dùng nhiều trong y học đặc biệt là trong y học cổ truyền. Vậy cam thảo có tác dụng gì? Khi sử dụng cam thảo cần lưu ý những gì?

Công dụng chữa bệnh của cam thảo trong y học cổ truyền

Cam thảo thường được dùng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền

Cam thảo có tác dụng quan trọng như thế nào?

Cam thảo là một loại dược liệu có chứa axit glycyrrhizic, có thể gây ra nhiều biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò là dược chất, cam thảo thường được sử dùng nhiều trong điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và viêm niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính), đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tính, lupus ban đỏ hệ thống, rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali cao trong máu, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính, áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.

Các Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, cam thảo được dùng làm giảm dầu trong tóc, điều trị ngứa ngáy, viêm da, chàm, chảy máu, lở loét, bệnh vẩy nến, giảm cân hoặc tình trạng da bị đốm nám. Cam thảo thường có tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C, loét miệng ở người bị viêm gan C.

Cơ chế tác dụng của cam thảo là gì?

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cam thảo có chứa một số chất có thể làm giảm sưng, giảm ho và tăng lượng các chất trong cơ thể có tác dụng chữa lành vết loét.

Cam thảo có tác dụng phụ gì?

Dược liệu cam thảo có thể an toàn trong hầu hết trường hợp nhưng việc sử dụng cam thảo hàng ngày trong nhiều tuần có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng huyết áp, nồng độ kali thấp, suy nhược, tê liệt và thỉnh thoảng gây tổn thương não ở người khỏe mạnh. Ngoài ra, sử dụng cam thảo nhiều còn có thể gây mệt mỏi, mất kinh nguyệt ở phụ nữ, nhức đầu, giữ nước và natri, giảm khả năng quan hệ tình dục và chức năng ở nam giới.

Việc sử dụng thuốc lá nhai có vị cam thảo dễ mắc chứng cao huyết áp và các phản ứng phụ nghiêm trọng khác. Khi gặp tác dụng phụ của cam thảo, bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Công dụng chữa bệnh của cam thảo trong y học cổ truyền

Đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn năm 2018

Bạn cần lưu ý gì khi sử dụng cam thảo?

Các giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, nên thông báo cho bác sĩ Y học cổ truyền bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng cây cam thảo. Chúng ta nên tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc nếu:

+ Bệnh nhân là phụ nữ có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ

+ Bệnh nhân đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào khác.

+ Bệnh nhân có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cam thảo hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo dược khác

+ Bệnh nhân đã hoặc đang mắc bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe nào khác

+ Bệnh nhân dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật.

+ Bệnh nhân cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cam thảo với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Học nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Cam thảo dùng như thế nào mới đảm bảo an toàn?

Cam thảo cũng như bất kỳ loại dược liệu nào khác, nó chỉ an toàn khi bạn uống với lượng vừa đủ có trong thực phẩm hoặc lượng lớn hơn cho mục đích y khoa hay dùng ngoài da trong thời gian ngắn. Cam thảo không an toàn khi uống lâu hơn 4 tuần hoặc với liều lượng nhỏ hơn trong thời gian dài.

Tóm lại, cam thảo là một dược liệu có nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng với liều vừa đủ. Do vậy, mọi người cần cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cam thảo nhé.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop