Sốt phát ban là một bệnh truyền nhiễm có thể tạo thành dịch do virus gây ra. Bên cạnh phương pháp điều trị hiện đại thì các bài thuốc trong YHCT cũng được sử dụng phổ biến.
Sốt phát ban có thể điều trị bằng y học cổ truyền một cách hiệu quả
Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi để nhiều dịch bệnh có thể ảy ra như các bệnh về hô hấp, tiêu chảy, viêm màng não,... đặc biệt là sốt phát ban. Sốt phát ban (Rubella) là một bệnh truyền nhiễm có thể tạo thành dịch do virus gây ra với các biểu hiện như sốt, phát ban và nổi hạch ở sau tai, chẩm và sau cổ. Đây là căn bệnh nguy hiểm khi có thể lây từ người sang người thông qua các hạt nước bọt của bệnh nhân được khuếch tán trong không khí hay đường tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của người bệnh. Điều này khiến bệnh càng có cơ hội lan rộng và nhanh trong cộng đồng.
Đối với trẻ em, sốt phát ban thường nhẹ hơn so với người lớn. Bệnh có thể gây đau các khớp, viêm khớp và biến chứng viêm não. Nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến sự phát triển không bình thường của thai nhi ở những phụ nữ đang mang bầu.
Các y sĩ y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, sốt phát ban thuộc phạm vi các chứng Phong sa với các triệu chứng được mô tả tương tự trong các y thư cổ. Để điều trị căn bệnh này, người xưa áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có sử dụng một số bài thuốc cổ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Bài thuốc trị sốt phát ban trong YHCT
Bài 1: Kim ngân hoa 8g, liên kiều 8g, cam thảo 8g, cát căn 6g, thăng ma 6g, kinh giới tuệ 5g, cát cánh 5g, ngưu bàng tử 5g, trúc diệp 4g, bạc hà 4g. Tất cả mang đem sắc uống.
Trường hợp hầu họng sưng đỏ đau gia bản lam căn 10g, huyền sâm 6g, xạ can 6g, thuyền thoái 3g. Nếu sốt cao, môi khô miệng khát gia sinh thạch cao 15g, sài hồ 6g. Ho ít đờm gia tang diệp 6g, tiền hồ 6g, hạnh nhân 6g. Nan nổi sắc nhạt gia phòng phong 6g. Ngứa nhiều gia địa phu tử 6g, câu đằng 6g. Mắt đỏ gia hoàng cầm 6g, cúc hoa 10g. Hạch sưng to gia hạ khô thảo 10g, bối mẫu 6g.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y học cổ truyền uy tín
Bài 2: Liên kiều 10g, kim ngân hoa 10g, bạc hà 6g, kinh giới 6g, cát cánh 6g, ngưu bàng tử 6g, cam thảo 4g, đậu xị 4g, lô căn 15g, sắc uống (liều lượng này dùng cho trẻ nhỏ, tùy theo lứa tuổi có thể tăng thêm cho hợp lý).
Trường hợp ban nổi có sắc đỏ gia xích thược 10g, đan bì 10g. Nếu hạch nổi sưng to gia côn bố 10g, hạ khô thảo 10g. Sốt cao gia thạch cao 20g, tri mẫu 9g. Nếu chảy máu cam gia hoàng cầm 10g, bạch mao căn 10g. Ngực đầy tức khó chịu gia chi tử sao đen 10g.
Bài 3: Kim ngân hoa 15g, huyền sâm 15g, bạc hà 9g, thuyền thoái 6g, sinh thạch cao 24 - 45g (dưới 2 tuổi 24g, 2 - 5 tuổi 30g, trên 5 tuổi 45g), tử thảo 9 - 15g (ban sắc đỏ nhạt 9g, ban sắc đỏ sẫm 15g), sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài 4: Kim ngân hoa 10g, ngưu bàng tử 10g, liên kiều 10g, phòng phong 10g, bạc hà 6g, trúc diệp 6g, cát cánh 6g, cam thảo 6g, sắc uống.
Trường hợp ngứa nhiều gia thuyền thoái; hầu họng sưng đau gia huyền sâm; ho nhiều gia hạnh nhân ;sốt cao gia cương tàm, đan bì; đại tiện táo gia qua lâu nhân; môi khô miệng khát gia lô căn, sa sâm.
Có thể thấy y học cổ truyền mang y nghĩa quan trọng trong việc khắc phục được những căn bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ở mỗi một trường hợp sẽ có những bài thuốc tương ứng, do đó bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc bản thân và những người xung quanh bằng cách tham gia các lớp học như Văn bằng 2 Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn hay tham khảo ý kiến từ chuyên gia để có những kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất.