Hội chứng Eisenmenger là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng xảy ra ở hệ tim mạch, thường xuất hiện trước tuổi trưởng thành với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm
Hội chứng Eisenmenger
Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu hội chứng Eisenmenger qua bài viết sau đây!
HIỂU BIẾT CHUNG VỀ HỘI CHỨNG EISENMENGER
Nguyên nhân bây bệnh
Nguyên nhân gây ra hội chứng là do lỗ thông giữa hai buồng tim, tạo ra dòng chảy bất thường giữa 2 buồng tim.
Lúc đầu, máu chảy từ buồng tim trái sang phải, sau đó lượng máu đổ về tim phải tăng lên, kéo theo máu về phổi tăng lên bất thường, đến mức làm tăng áp lực tim phải và đảo ngược hướng dòng chảy của máu qua lỗ thông.
Bên cạnh đó, hệ mạch máu phổi phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài dần trở nên cứng, hẹp lại, gây ra tăng áp lực trong động mạch phổi.
Các dị tật tim bẩm sinh có lỗ thông giữa các buồng tim bao gồm:
- Thông liên thất: có lỗ thông giữa hai tâm thất của tim tại vách liên thất.
- Thông liên nhĩ: có lỗ thông giữa hai tâm nhĩ của tim tại vách liên nhĩ.
- Còn ống động mạch: tồn tại ống động mạch của thời kỳ bào thai, nối thông giữa động mạch chủ và động mạch phổi.
- Thân chung động mạch: động mạch chủ và động mạch phổi có chung một thân xuất phát.
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng thường găp của hội chứng Eisenmenger được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết bao gồm:
- Da xanh xao, tím tái ở đầu chi: biểu hiện tình trạng thiếu oxy do sự hòa trộn máu qua lỗ thông, móng tay, móng chân có hình dạng giống dùi trống, lớn và tròn, đây là biểu hiện của quá trình thiếu oxy mạn tính.
- Mệt mỏi, nhất là khi hoạt động, giảm khả năng gắng sức.
- Khó thở nhiều khi hoạt động, xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, khi nằm. Khó thở kiểu nhanh nông, có thể có cơn kịch phát về đêm.
- Đau vùng trước ngực, nhịp tim nhanh, có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực.
- Dễ ngất xỉu, chóng mặt.
- Ho ra máu.
- Phù toàn thân, bụng báng.
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG EISENMENGER
Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán hội chứng dựa trên sự kết hợp giữa việc thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp như điện tâm đồ, chụp X-quang ngực, siêu âm tim, công thức máu, chức năng thận, chức năng gan, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, chụp cộng hưởng từ, thông tim.
Điều trị bệnh
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn hội chứng Eisenmenger. Nguyên tắc điều trị là hỗ trợ, làm giảm nhẹ các triệu chứng, hạn chế biến chứng.
Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị nội khoa bằng thuốc. Phẫu thuật vá lỗ thông giữa hai buồng tim không được khuyến cáo thường quy khi hội chứng Eisenmenger đã phát triển và có các chống chỉ định vì có thể nguy hiểm.
Thuốc
Các nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm:
- Thuốc kiểm soát nhịp tim.
- Sắt.
- Aspirin hoặc các loại thuốc chống đông khác như Coumadin, Jantoven.
- Chất đối kháng thụ thể endothelin giúp bảo vệ mạch máu.
- Thuốc giảm sức cản của hệ mạch phổi như bosentan, sildenafil và tadalafil.
- Thuốc kháng sinh.
Chích máu
Chích máu là một thủ thuật được khuyến cáo khi hiện tượng đa hồng cầu trong máu ngày càng tiến triển, gây ra các triệu chứng lâm sàng như nhức đầu, khó tập trung, rối loạn thị lực, nhằm giảm số lượng hồng cầu trong máu. Khi thực hiện bệnh nhân cần được bù dịch song song để thay thế phần thể tích dịch mất đi. Chích máu không nên làm thường xuyên.
Cấy ghép tim, phổi
Cấy ghép là phương pháp cuối cùng được lựa chọn nếu các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HỘI CHỨNG EISENMENGER
Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, đến nay chưa có biện pháp nào được chứng minh có hiệu quả giúp phòng tránh mắc hội chứng Eisenmenger. Một số phương pháp có thể giúp làm chậm diễn tiến của bệnh và phòng ngừa các biến chứng mà bệnh gây ra bao gồm:
- Hoạt động thể lực vừa sức: bệnh nhân mắc hội chứng Eisenmenger luôn trong tình trạng thiếu oxy mạn tính nên không thể chơi các môn thể thao cần dùng nhiều sức lực hay bưng vác các vật nặng. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có thể hoạt động nhẹ nhàng dưới sự giám sát và tư vấn của nhân viên y tế.
- Không nên đi trên những chuyến bay quá dài vì có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Hạn chế đi du lịch tới vùng cao vì nồng độ oxy ở thấp.
- Không nên hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá thụ động vì các thành phần trong khói thuốc lá khiến những tổn thương của hệ mạch phổi nặng nề hơn.
- Sử dụng thuốc đúng theo toa và sự hướng dẫn của bác sĩ, không dùng thuốc và thực phẩm chức năng bừa bãi vì nhiều tác dụng không mong muốn có thể gặp phải như tăng hay hạ huyết áp, đông máu, suy thận.
Bệnh nhân cần được theo dõi bởi các chuyên gia tim mạch và tái khám ít nhất mỗi năm một lần. Đánh giá đầy đủ tổng trạng, triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng trong mỗi lần thăm khám