Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh viêm dạ dày HP dương tính

Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh viêm dạ dày HP dương tínhKhi được chẩn đoán viêm dạ dày HP dương tính, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc theo phác đồ chuẩn của bác sĩ. Vậy phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính như thế nào?

Khi được chẩn đoán viêm dạ dày HP dương tính, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc theo phác đồ chuẩn của bác sĩ. Vậy phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính như thế nào?

Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh viêm dạ dày HP dương tính

Phác đồ điều trị bệnh viêm dạ dày HP dương tính

Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về bệnh viêm dạ dày HP dương tính!

THÔNG TIN VỀ BỆNH VIÊM DẠ DÀY HP

bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết bệnh viêm dạ dày HP dương tính là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương ở niêm mạc dạ dày có liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori ( còn gọi là HP hay H. pylori ). Loại vi khuẩn này được tìm thấy thông qua các xét nghiệm như kiểm tra hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hay sinh thiết dạ dày… Theo thống kê ở nước ta, tỷ lệ người bị nhiễm vi khuẩn HP dương tính lên đến 70%. Tính riêng tại TPHCM có 90% các trường hợp bị viêm dạ dày tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn HP.

Không như các loại vi khuẩn khác, vi khuẩn HP có khả năng tồn tại ở môi trường axit dạ dày. Chúng có khả năng tiết ra một loại men có tên urease khiến axit bị trung hòa nên không bị tiêu diệt.

Không phải tất cả các trường hợp nhiễm vi khuẩn HP dương tính đều bị viêm dạ dày. Chúng chỉ gây tổn thương cho niêm mạc bao tử khi phát triển mạnh về số lượng và gặp các điều kiện thuận lợi như suy giảm hệ miễn dịch, ăn uống thiếu khoa học… Từ đó dẫn đến viêm nhiễm và nhiều vấn đề khác ở dạ dày.

Nguyên nhân gây bệnh

HP là một loại vi khuẩn có khả năng lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Chúng tấn công vào cơ thể và gây viêm dạ dày thông qua những con đường sau:

  • Tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết của người bị viêm dạ dày HP dương tính
  • Dùng chung bàn chải đánh răng, thìa, đũa của người bệnh
  • Ăn rau sống có nhiễm phân mang mầm bệnh
  • Sử dụng chung một số thiết bị y tế chưa được tiệt trùng như các dụng cụ nội soi tiêu hóa, thiết bị điều trị nha khoa.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày HP dương tính như:

  • Sức đề kháng suy giảm
  • Lạm dụng thuốc giảm đau kéo dài
  • Uống nhiều bia rượu
  • Sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, thuốc phiện
  • Căng thẳng thường xuyên
  • Nhiễm HIV/AIDS
  • Lớn tuổi
  • Trong gia đình từng có người bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Người bị viêm dạ dày dương tính với HP thường có những biểu hiện sau:

  • Đau bụng trên kéo dài: Cơn đau xuất hiện ngày dưới vùng ngực và một số trường hợp cảm giác này còn lan sang cả lưng. Đau tăng lên khi bụng đói hoặc sau một bữa ăn quá nhiều. Hầu hết những người bị viêm dạ dày HP dương tính đều gặp phải triệu chứng này.
  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Khi bị viêm dạ dày, nồng độ axit trong dịch vị tăng cao và trào ngược lên trên thực quản khiến người bệnh thường xuyên bị ợ chua, nóng rát ở thượng vị. Bên cạnh đó, do chức năng tiêu hóa bị suy giảm nên thức ăn ở lại trong dạ dày lâu hơn. Dưới tác động của vi khuẩn HP cùng với quá trình lên men sẽ sinh ra nhiều khí hơi. Ợ hơi, đầy bụng, bụng ọc ạch khó chịu là những hậu quả thường gặp.
  • Buồn nôn, nôn ói: Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm dạ dày HP dương tính. Bệnh nhẹ thì chỉ gây cảm giác buồn nôn, nôn nao trong người. Nặng thì nôn ói nhiều dẫn đến mệt mỏi, mất nước, rối loạn điện giải.
  • Giảm cân ngoài mong đợi: Niêm mạc dạ dày bị tổn thương khiến cho khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn nạp vào bị giảm sút đáng kể. Kèm theo đó là tình trạng nôn ói diễn ra thường xuyên gây thiếu hụt chất dinh dưỡng mà làm sút cân nhanh chóng. Nếu không phải đang trong quá trình ăn kiêng hay tập luyện để giảm cân thì bạn nên nghĩ đến căn bệnh viêm dạ dày HP dương tính.
  • Chán ăn, ăn uống không ngon miệng: Khả năng tiêu hóa kém khiến cho người bệnh chán ăn, mất cảm giác thèm ăn.
  • Chảy máu dạ dày: Bệnh nhân có thể phát hiện ra triệu chứng này thông qua việc ói ra thức ăn có lẫn máu hoặc đi ngoài phân đen. Chảy máu dạ dày là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang bước vào giai đoạn nghiêm trọng, nếu để nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh viêm dạ dày HP dương tính

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo ngành Y Dược uy tín chuyên nghiệp

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DẠ DÀY HP DƯƠNG TÍNH

Bệnh viêm dạ dày HP dương tính được điều trị theo phác đồ của Bộ Y Tế nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP và kiểm soát các triệu chứng cho người bệnh.

Dưới đây là các phác đồ được bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thường được lựa chọn điều trị bệnh bao gồm:

Phác đồ phối hợp 3 thuốc

Được chỉ định cho những trường hợp mới điều trị lần đầu. Liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 10-14 ngày. Bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng một trong 2 phác đồ sau:

– Số 1:

  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPI). Loại thuốc này có tác dụng ức chế sản xuất axit dạ dày. Thông dụng nhất là omeprazol. Liều lượng 1 viên x 2 lần/ngày.
  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin: Mỗi lần uống 1g x 2 lần/ngày
  • Thuốc kháng sinh nhóm macrolid – Clarithromycin: Mỗi lần uống 500mg x 2 lần/ngày

– Số 2:

  • Thuốc ức chế bơm Proton: Ngày dùng 2 lần
  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin: Ngày dùng 2 lần x 1g/lần
  • Thuốc kháng sinh Metronidazole: Liều lượng 500mg x 2 lần/ngày

Phác đồ điều trị viêm dạ dày HP dương tính phối hợp 4 thuốc

Phác đồ 4 thuốc chỉ được sử dụng khi bệnh nhân đã được điều trị bằng phác đồ 3 thuốc nhưng thất bại hoặc bệnh nhân đã dùng thuốc clarithromycin nhưng không đáp ứng được. Liệu trình điều trị bằng 4 thuốc cũng kéo dài trong 10 – 14 ngày. Có 2 phác đồ 4 thuốc đang được áp dụng như sau:

- Số 1:

  • Thuốc ức chế bơm Proton: Ngày uống 2 lần
  • Tinidazole: Mỗi lần uống 500mg x 2 lần/ngày
  • Metronidazole: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 500mg
  • Bismuth: Mỗi lần uống 60mg x 2 lần/ngày

– Số 2:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Uống ngày 2 lần
  • Amoxicillin: Dùng mỗi lần 1g x 2 lần trong ngày
  • Clarithromycin và Metronidazole: Cả hai dùng với liều lượng x 2 lần/ngày

Trên đây là cách điều trị viêm dạ dày Hp dương tính được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop