Cùng bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh cơ tim giãn nở

Cùng bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh cơ tim giãn nởBệnh cơ tim giãn nở là một loại bệnh của cơ tim, thường xảy ra ở tâm thất trái, bệnh có thể gây suy tim, loạn nhịp, máu đông và thậm chí là tử vong đột ngột ở người bệnh

Bệnh cơ tim giãn nở là một loại bệnh của cơ tim, thường xảy ra ở tâm thất trái, bệnh có thể gây suy tim, loạn nhịp, máu đông và thậm chí là tử vong đột ngột ở người bệnh

Cùng bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh cơ tim giãn nở

Bệnh cơ tim giãn nở là một loại bệnh của cơ tim, thường xảy ra ở tâm thất trái

Hãy cùng các bác sĩ – giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh cơ tim giãn nở qua bài viết sau đây, để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

THÔNG TIN VỀ BỆNH CƠ TIM GIÃN NỞ

Bệnh cơ tim giãn nở là một loại bệnh của cơ tim, thường xảy ra ở tâm thất trái. Tâm thất trái căng ra và giãn, không thể bơm máu đi tốt như tim bình thường được.

Bệnh có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi, gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ em nhưng thường nhất ở nam 20 đến 50 tuổi.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CƠ TIM GIÃN NỞ

Các yếu tố gây giãn và yếu thất trái bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Béo phì
  • Tăng huyết áp
  • Lạm dụng rượu bia
  • Thuốc trị ung thư
  • Lạm dụng cocaine
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, siêu vi, nấm và kí sinh trùng
  • Tiếp xúc độc tố, như chì, thủy ngân, cô-ban
  • Loạn nhịp
  • Biến chứng mang thai giai đoạn muộn

Bệnh thường xảy ra nhất ở nam 20 đến 50 tuổi, cũng có thể xảy ra ở nữ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Tổn thương cơ tim sau bệnh nhồi máu cơ tim
  • Tiền căn gia đình bệnh cơ tim giãn nở
  • Nhiễm trùng cơ tim do rối loạn hệ thống miễn dịch như bệnh lupus ban đỏ
  • Rối loạn thần kinh cơ, như loạn dưỡng cơ

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH CƠ TIM GIÃN NỞ

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Khó thở
  • Giảm khả năng gắng sức
  • Phù chân, mát cá chân, bàn chân
  • Bang bụng
  • Đau ngực
  • Âm thổi ở tim

BIẾN CHỨNG VÀ TÁC HẠI CỦA BỆNH CƠ TIM GIÃN NỞ

Các biến chứng bao gồm:

  • Suy tim: Tim không có khả năng bơm máu đi nuôi khắp cơ thể.
  • Hở van tim: Lớn thất trái gây van đóng không kín, làm máu phụt ngược lại tim và khiến tim bơm máu không được hiệu quả.
  • Phù: Dịch có thể tích tụ ở phổi, bụng, chân và bàn chân.
  • Loạn nhịp: Thay đổi cấu trúc tim và áp lực trong buồng tim có thể gây loạn nhịp.
  • Ngưng tim đột ngột.

Ngoài ra bệnh còn khiến tạo cục máu đông: Việc ứ máu ở thất trái có thể tạo cục máu đông, trôi theo dòng mấu làm tắc máu đến nuôi các cơ quan quan trọng, gây đột quị, nhồi máu cơ tim hay tổn hại các cơ quan khác. Loạn nhịp cũng có thể gây cục máu đông.

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH CƠ TIM GIÃN NỞ

Bác sĩ có thể hỏi bệnh sử, tiền căn gia đình, khám lâm sàng cho bạn và làm các xét nghiệm khác.

Các Kỹ thuật viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học Sài Gòn cho biết, để chẩn đoán bệnh, bệnh nhân có thể sẽ phải thực hiện các xét nghiệm có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ có thêm thông tin về tim bạn, tình trạng nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, phát hiện độc tố trong máu gây ra bệnh.
  • X quang ngực: Xét nghiệm giúp kiểm tra tim, phổi có bất thường về cấu trúc và kích thước hay không, cũng như tình trạng ứ dịch ở phổi.
  • Điện tâm đồ (ECG): Điện tâm đồ ghi lại tín hiệu điện khi chúng đi qua tim. Bác sĩ có thể biết được bất thường nhịp tim hoặc các rối lọan của thất trái. Bạn có thể đeo điện tâm đồ Holter để theo dõi nhịp tim một hay hai ngày.
  • Siêu âm tim: Xét nghiệm cho hình ảnh của tim nhờ vào sóng âm, cho phép biết được tim có bị lớn thất trái hay không, lượng máu bơm ra mỗi nhịp và máu có đi đúng hướng hay không.
  • Nghiệm pháp gắng sức: Bạn có thể đi trên máy đi bộ hay chạy xe đạp đứng yên. Các điện cực gắn vào tim sẽ cho biết nhịp tim và lượng oxy sử dụng. Nếu bạn không thực hiện được, bạn có thể uống thuốc gây được hiệu quả tương tự.
  • CT hay MRI: Xét nghiệm có thể kiểm tra kích thước và chức năng bơm máu của các buồng tim.
  • Catheter thông tim: Một ống catheter sẽ được luồn qua mạch máu đến tim bạn, bác sĩ sẽ thấy được động mạch vành, kiểm tra áp lực tim và thu thập mẫu cơ tim để kiểm tra tổn thương gây bệnh cơ tim giãn nở.
  • Tư vấn tầm soát di truyền: Nếu bác sĩ chưa tìm được nguyên nhân, họ có thể đề nghị bạn tầm soát các thành viên trong gia đình để kiểm tra bệnh có di truyền hay không.

Cùng bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh cơ tim giãn nở

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ đào tạo Y Dược uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH CƠ TIM GIÃN NỞ

Sử dụng thuốc

Tùy thuộc vào triệu chứng, bạn có thể dùng các thuốc đuọc chứng minh có hiệu quả trong đièu trị suy tim và bệnh cơ tim giãn nở sau:

  • Thuốc làm dãn mạch và giảm huyết áp, cải thiện lưu lượng máu và giảm công cơ tim, cải thiện chức năng tim.
  • Thuốc làm giảm nhịp tim, giảm huyết áp và ngăn ngừa các tác dụng gây hại của hormone gây stress làm nặng hơn tình trạng suy tim và nhịp tim bất thường.
  • Thuốc làm giảm lượng dịch thừa và muối trong cơ thể, làm giảm dịch ở phổi.
  • Thuốc làm tăg sức mạnh cơ tim, làm chậm nhịp tim, giảm triệu chứng suy tim và cải thiện khả năng hoạt động.
  • Thuốc ngăn ngừa cục máu đông.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ

Các thiết bị cấy dùng để điều trị bệnh cơ tim giãn nở bao gồm:

  • Máy tạo nhịp
  • Thiết bị khử rung tim
  • Thiết bị hỗ trợ thất trái

Cấy ghép tim

Bạn có thể cấy ghép tim nếu thuốc và các cách điều trị khác không còn hiệu quả.

Trên đây là chia sẻ về bệnh cơ tim giãn nở từ các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop