Khi dùng thuốc phối hợp ở người bệnh dạ dày cần lưu ý gì?

Khi dùng thuốc phối hợp ở người bệnh dạ dày cần lưu ý gì?Nắm rõ việc phối hợp và sử dụng thuốc ở người mắc bệnh dạ dày là đặc biệt quan trọng để hạn chế tối đa tình trạng tương tác thuốc. Vậy khi dùng thuốc phối hợp ở người bệnh dạ dày cần lưu ý gì?

Nắm rõ việc phối hợp và sử dụng thuốc ở người mắc bệnh dạ dày là đặc biệt quan trọng để hạn chế tối đa tình trạng tương tác thuốc. Vậy khi dùng thuốc phối hợp ở người bệnh dạ dày cần lưu ý gì?

Khi dùng thuốc phối hợp ở người bệnh dạ dày cần lưu ý gì?

Khi dùng thuốc phối hợp ở người bệnh dạ dày cần lưu ý gì?

Bạn đọc hãy theo dõi bài viết này để cùng tìm hiểu về những quy tắc khi dùng thuốc phối hợp ở người bệnh dạ dày từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Những thuốc dạ dày điển hình

Bệnh dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến và ảnh hưởng tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sử dụng thuốc là biện pháp đầu tiên được áp dụng để điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày. Một số nhóm điều trị đau dạ dày hiệu quả hiện nay:

  • Thuốc ức chế tiết acid dạ dày: Gồm 2 nhóm chính được phân loại theo cơ chế tác dụng của chúng, đó là nhóm ức chế bơm Proton – PPI (gồm các dược chất như Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole…) và nhóm thuốc kháng H2 (gồm các dược chất như Cimetidine, Rantidine, Famotidin, Nizatidin).
  • Thuốc trung hòa acid dạ dày: Nhôm Hydroxyd, Magnesi Hydorxyd, Natri Bicarbonat, Canxi Carbonat.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate, Bismuth
  • Thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị đau dạ dày: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazol, …
  • Thuốc giảm triệu chứng khác: Simethicon (chống đầy hơi), Domperidon (điều hòa nhu động đường tiêu hóa, giúp giảm nôn, buồn nôn), các thuốc giảm đau do co thắt cơ trơn như Drotaverin, Pappaverin…

Trong các nhóm thuốc trên, nhóm thuốc ức chế tiết axit là những thuốc có ý nghĩa lâm sàng nhất nhưng cũng cần phải lưu ý nhất. Do các thuốc này ức chế triệt để quá trình tiết acid nên hầu hết các đơn thuốc trị bệnh dạ dày. Ngoài ra, các loại thuốc này lại phải sử dụng lâu dài. Trên thực tế có những người bệnh vừa bị viêm loét dạ dày tá tràng vừa bị đồng thời thêm một bệnh khác như bệnh động kinh hoặc các bệnh rối loạn đông máu. Vì thế mà điều trị kết hợp là bắt buộc nên cần phải chú ý đến sự tương tác của thuốc. Nhiều khi sự tương tác là nguy hại vì chúng gây ra những biến cố không thể khắc phục được.

Lưu ý khi phối hợp với các thuốc ức chế bơm Proton

Các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các thế hệ Omeprazol hoạt động chủ yếu bằng cách ức chế hoàn toàn bơm H+ ở thành dạ dày. Bơm bị ức chế thì dạ dày không có ion H+ nên không có axit. Đánh giá một cách tổng thể, thuốc có hiệu lực điều trị khá mạnh và rất có tác dụng.

Tuy nhiên cần hết sức lưu ý khi sử dụng phối hợp giữa các Omeprazol với các thuốc chống động kinh thế hệ cũ phentoin (điển hình là dihydan), thuốc chống đông máu Warfarin và thuốc an thần loại diazepam (điển hình là Seduxen) vì Omeprazol ngăn cản sự thải trừ các thuốc này.

Do đó, các thuốc này sẽ bị tích luỹ trong cơ thể, tăng khả năng nhiễm độc các thuốc. Bằng những nghiên cứu trên thực nghiệm, người ta thấy tốc độ thải trừ Seduxen bị giảm đi 54% và sau đó định lượng nồng độ thuốc này trong máu người ta thấy nó tăng lên 130% so với những người không sử dụng Omeprazol.

Rõ ràng ở những trường hợp này, người sử dụng phải hết sức lưu ý là bởi nó có thể gây ra tác dụng phụ cho người uống vì thuốc an thần Seduxen bị tích luỹ đến tận ngày hôm sau, có thể họ sẽ bị bệnh chảy máu do sự có mặt kéo dài của thuốc chống đông Warfarin trong cơ thể. Đồng thời, mỗi bác sĩ cần lường trước những tình huống này mà có thể cân nhắc giảm liều trong điều trị.

Khi dùng thuốc phối hợp ở người bệnh dạ dày cần lưu ý gì?

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Thận trọng khi đang sử dụng thuốc kháng Histamin H2

Khác với nhóm thuốc ức chế bơm proton, các thế hệ kháng histamin H2 không ức chế con đường chung cuối cùng nhưng hiệu quả của nó cũng được chứng minh là có hiệu lực làm giảm axit. Nhưng cũng giống như Omeprazol, Cimetidin làm kéo dài thời gian có mặt của các thuốc chống đông máu loại Warfarin, thuốc chống động kinh Phenytoin, thuốc chống hen phế quản Theophyllin, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim Lignocain, Flecanide. . .

Bên cạnh đó, nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy khi có mặt cimetidin, nồng độ thuốc làm chậm nhịp tim của flecanide bị tăng cao 30%. Sự kéo dài thuốc này sẽ làm rối loạn nhịp tim từ nhịp tim nhanh bệnh lý sang thành nhịp tim chậm bệnh lý và gây ra những biến cố nghiêm trọng. Đo đạc nồng độ các thuốc chống đông máu, người ta thấy nồng độ các thuốc này bị tăng thêm 20% so với chu kỳ thải trừ bình thường của nó. Với những người đang có tăng đông máu như xơ vữa động mạch thì hiệu lực này là có ý nghĩa. Nhưng một khi kéo dài các warfarin trong cơ thể thì các cơ chế cầm máu bị bất hoạt và khi đó chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có thể gây xuất huyết.

Ngoài ra, các Cimetidin có thể làm tăng nồng độ thuốc Theophyllin trong máu lên tới 60%. Ở đây, theophyllin là thuốc điều trị hen phế quản do nó ức chế sự co thắt của cơ trơn phế quản. Theophyllin là một thuốc có hiệu lực mạnh và có tác dụng tốt nhưng sự ứ đọng của nó trong cơ thể người sử dụng có thể gây ra những biến cố nguy hại. Cơ chế gây tích luỹ theophyllin được giải thích là do cimetidin ức chế enzym chuyển hoá Theophyllin là Cytochrom P450 và P448 của tế bào gan. Do vậy mà thuốc này bị tăng lên trong máu.

Trên đây là những lưu ý trong quá trình phối hợp thuốc ở bệnh nhân đang điều trị đau dạ dày mà các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc. Các Dược sĩ cũng khuyến cáo khi điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải thông báo cho bác sĩ tất cả những loại thuốc mình đang sử dụng để được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên nghiêm túc tuân thủ theo hướng dẫn để có thể sớm khỏi bệnh.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop