Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ cơ chế gây bệnh cường giáp

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ cơ chế gây bệnh cường giápTrong các bệnh liên quan đến tuyến giáp thì cường giáp là một hội chứng phổ biến do nhiều bệnh gây nên. Vậy cơ chế phát sinh bệnh ra sao và có biện pháp nào điều trị bệnh?

Trong các bệnh liên quan đến tuyến giáp thì cường giáp là một hội chứng phổ biến do nhiều bệnh gây nên. Vậy cơ chế phát sinh bệnh ra sao và có biện pháp nào điều trị bệnh?

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ cơ chế gây bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp là bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ

Để hiểu rõ về bệnh cường giáp bạn đọc hãy theo dõi bài viết chi tiết dưới đây về bệnh cường giáp từ các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.

BỆNH CƯỜNG GIÁP VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

Bệnh Cường giáp (Hyperthyroidism) là tình trạng tăng hormon tuyến giáp trong máu do hoạt động quá mức của tuyến giáp, từ đó gây ra những tổn hại về mô chuyển hóa hay còn gọi là nhiễm độc giáp.

Cơ chế sinh bệnh cường giáp có thể bao gồm các bệnh sau:

Basedow (bệnh Graves)

Basedow là 1 bệnh tự miễn có liên quan tới sự rối loạn của lympho T ức chế do thiếu hụt Ts làm cho Th kích thích lympho B tăng tổng hơp tự kháng thể.

Có sự hiện diện của các tự kháng thể: Kháng thể kháng thyroglobulin, tự kháng thể kháng thụ TSH và yếu tố kích thích liên tục tuyến giáp (Thyroid Stimulating Immunoglobulin) liên quan đến tiến triển của bệnh và bệnh lồi mắt

Có sự thâm nhiễm các tế bào lympho vào mô tuyến giáp, cơ vận nhãn và vùng trước xương chày.

Có thể kèm theo cac bệnh tự miễn khác như viê khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường typ 1, thiếu máu ác tính…

Bệnh có yếu tố di truyền: tiền sư gia đình có người bị Baedow, liên quan tới HLA B8 và HLA DR3.

Bướu giáp độc đơn hoặc đa nhân (Toxic solitary or multinodula goiter)

Tuyến giáo xuất hiện một nhân hoặc vài nhân nằm ở 1 thùy, nhân này là nang giáp tăng cường tổng hợp các hormon tuyến giáp và uesc chế các mô lành xung quanh cũng như ức chế tuyến yên giảm tiết TSH.

Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto

Tuyến giáp viêm mãn tính có thâm nhiễm tế bào lympho. Hormon tuyến giáp tăng cao và xuất hiện các triệu chứng cường giáp, nhất là ở giai đoạn đầu. Triều chứng cường giáp thường tự hết, bệnh không bao giờ tái phát.

Cường giáp do Iod (bệnh Iod – Baedow)

Quá tải Iod có thể gây cường giáp trên bệnh nhân thường có biểu hiện bệnh lý, tuyến giáp trước đó. Iod không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng nó thúc đẩy việc xuất hiện triệu chứng cường giáp trên lâm sàng ở những tuyến giáp không chịu ảnh hưởng của hiệu ứng Wolff – Chaikoff.

Quá tải Iod có thể do dùng thuốc điều trị có Iod (Amiodarone, Benzodiarone, Providon Iod), thuốc cản quang có Iod trong chẩn đoán hoặc do bổ sung quá nhiều Iod vào thực phẩm trong vùng dịch tễ thiếu Iod.

Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ cơ chế gây bệnh cường giáp

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cơ sở vật chất chuyên nghiệp

BIẾN CHỨNG VÀ TÌNH TRẠNG TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH CƯỜNG GIÁP

Triệu chứng bệnh cường giáp

Các triệu chứng bệnh cường giáp bao gồm:

  • Hồi hộp đánh trống ngực: Cảm giác tim đập nhanh, mạnh trong lồng ngực, có thể cảm thấy đau ngực, khó thở.
  • Sợ nóng: Do mức chuyển hóa cơ bản cao, thân nhiệt của người bệnh cường giáp thường cao hơn bình thường, do vậy người bệnh thường không chịu được những nơi có nhiệt độ cao hay thời tiết nóng nực.
  • Tiêu chảy: Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh cường giáp, nguyên nhân do nhu động ruột tăng thường xuyên.
  • Run tay: Triệu chứng run tay khiến bệnh nhân không thể tự kiểm soát, thường run với tần số nhanh và biên độ nhỏ
  • Bướu cổ: Vùng cổ, nơi chứa tuyến giáp phình to, nguyên nhân do tuyến giáp bị phì đại.
  • Sụt cân: Người bệnh cường giáp thường bị sụt cân, dù chế độ ăn vẫn như bình thường thậm chí là nhiều hơn, có thể sụt nhiều kilogram trong vòng 1 tháng.
  • Ra mồ hôi nhiều: Cùng với tình trạng sợ nóng, người bệnh cường giáp thường xuyên ra mồ hôi thậm chí cả khi không vận động gì chỉ ngồi yên một chỗ.
  • Thay đổi tính tình, dễ cáu giận, lo lắng
  • Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh cường giáp hay bị khó ngủ, giấc ngủ không yên, giấc ngủ ngắn hơn bình thường.
  • Yếu mệt: Mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, người bệnh không muốn vận động nhiều.

Tiến triển và biến chứng

Cơn cường giáp cấp (Bão tố giáp): hiếm gặp, thường xảy ra khi có rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn rối loạn tâm thần hoặc khi điều trị bằng phóng xạ.

  • Bệnh nhân mệt mỏi, sốt cao, gầy nhanh, vã mồ hôi, kèm theo vật vã kích động.
  • Nhịp tim nhanh (180 -200 lần/phút) hoặc loạn nhịp nhanh dẫn tới suy tim tiến triển nhanh hoặc trụy tim mạch.
  • Teo cơ nhanh, có thể giả liệt cơ.

Biến chứng tim: Loạn nhịp nhanh có ngoại tâm thu hoặc suy tim toàn bộ

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về bệnh cường giáp.đến bạn đọc


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop