Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vậy bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là gì, làm sao để nhận biết và phương pháp điều trị ra sao?
Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho là một căn bệnh nghiêm trọng
Tế bào Lympho trong máu là gì?
Máu được cấu tạo từ hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Trong đó, bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Bạch cầu có nhiều loại, bao gồm tế bào lympho, bạch cầu trung tính, đơn nhân, ái kiềm, ái toan và đại thực bào.
- Tế bào lympho B: Sản xuất kháng thể để ngăn chặn tác nhân gây bệnh.
- Tế bào lympho T: Kích hoạt hệ miễn dịch và kiểm soát phản ứng miễn dịch đối với virus, vi khuẩn.
- Tế bào lympho NK: Chống lại các tác nhân xâm nhập, ngăn chặn tế bào ung thư và virus.
Tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt, môi trường và sức khỏe, nồng độ tế bào lympho trong cơ thể có thể thay đổi. Nồng độ bình thường là từ 25-40% về tỷ lệ % và 1.2-4.0 G/l về số lượng tuyệt đối. Khi nồng độ này thay đổi bất thường, cơ thể có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.
Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho là gì?
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết khi nồng độ lympho trong máu tăng cao, bạn có thể đang đối diện với viêm nhiễm, bệnh tự miễn, nhiễm trùng kéo dài hoặc ung thư máu. Ngược lại, nếu nồng độ thấp, điều này có thể báo hiệu bạn đang bị cảm, căng thẳng hoặc sức khỏe thể chất kém. Ngoài ra, các vấn đề di truyền, bệnh thần kinh, và tác dụng phụ của thuốc cũng có thể làm thay đổi nồng độ tế bào lympho.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu cấp dòng lympho
Những người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho thường gặp phải các triệu chứng sau:
- Mệt mỏi, da xanh xao, nhợt nhạt.
- Xuất hiện đốm đỏ hoặc bầm tím trên da không rõ nguyên nhân.
- Sốt cao, khó thở, mệt mỏi.
- Sụt cân nhanh.
- Đau lưng, đau bụng, đau xương khớp.
- Dễ bị nhiễm trùng.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Rong kinh, xuất huyết bất thường, chảy máu cam.
- Buồn nôn và nôn.
Nếu gặp phải những triệu chứng này, bạn nên thăm khám ngay để được bác sĩ tư vấn và điều trị, đặc biệt nếu có hạch bạch huyết sưng và sụt cân nhanh. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm máu và tủy xương để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Xem thêm: Cha mẹ cần xử trí thế nào khi trẻ bị chảy mũi?
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2024
Cách điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho
Bác sĩ giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết điều trị bạch cầu cấp dòng lympho thường bao gồm các phương pháp như hóa trị, xạ trị và truyền máu:
- Hóa trị: Sử dụng thuốc để ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.
- Xạ trị: Sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Truyền máu và cấy ghép tủy xương: Giúp cơ thể sản sinh tế bào khỏe mạnh thay thế cho tế bào bệnh.
Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, chú ý vệ sinh và tái khám định kỳ. Việc giảm căng thẳng và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cũng rất quan trọng.
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh bạch cầu cấp dòng lympho để nhận biết và điều trị kịp thời. Hãy chủ động thăm khám định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện và xử lý những bất thường kịp thời.