Đổ mồ hôi tay chân là tình trạng mồ hôi nhiều bất thường không nhất thiết liên quan đến nhiệt độ hoặc do vận động cường độ cao Bệnh gây ảnh hưởng đến cuộc sống, khiến bệnh nhân cảm thấy bối rối trước đám đông.
Đổ mồ hôi tay chân khiến cho bạn mất tự tin khi giao tiếp
Nguyên nhân gây bệnh đổ nhiều mồ hôi
Các vùng đổ mồ hôi trên cơ thể: đầu, mặt, lòng bàn tay, nách, thân và lòng bàn chân.
Đổ mồ hôi tiên phát không rõ nguyên nhân: Thường gặp hơn đổ mồ hôi thứ phát và chủ yếu khu trú ở lòng bàn tay, nách, đầu, mặt và lòng bàn chân. Bệnh bắt đầu từ lúc nhỏ hay giai đoạn trước dậy thì, triệu chứng nặng nề hơn trong giai đoạn dậy thì và kéo dài trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, các rối loạn về tâm và thần kinh cũng gây đổ mồ hôi tay.
Đổ mồ hôi thứ phát: Thường gây đổ mồ hôi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân gây đổ mồ hôi thứ phát mà giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chỉ ra như:
- Cường giáp
- Bệnh tiểu đường
- Mãn kinh
- Hạ đường huyết
- Rối loạn hệ thần kinh
- Một số loại ung thư
- Đau tim
- Bệnh truyền nhiễm
Triệu chứng thường gặp của bệnh đổ mồ hôi tiên phát là gì?
- Đổ mồ hôi tay: Tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, gây khó chịu nhất trong các vùng đổ mồ hôi, vì bàn tay được sử dụng trong giao tiếp về mặt xã hội và nghề nghiệp nhiều hơn những vùng khác trên cơ thể. Tăng tiết mồ hôi quá mức ở bàn tay gây hạn chế trong chọn lựa nghề nghiệp. Những bệnh nhân có đổ mồ hôi tay thường ngại tiếp xúc với người khác. Bệnh nhân cảm thấy bàn tay mình ẩm ướt, mát hoặc lạnh cả ngày. Trong một số trường hợp bệnh nhân còn thấy tay mình đổi màu sắc từ xanh qua màu tím.
- Đổ mồ hôi nách gây ướt và làm bẩn áo: Ở những bệnh nhân có nách nặng mùi sẽ gây nên những ức chế về tam lý và tâm thần, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh nhân thuộc khu vực châu Á chiếm đa số, nhiều hơn các khu vực khác.
- Đổ mồ hôi ở đầu và mặt:thường đi kèm triệu chứng đỏ rần ở mặt, bệnh nhân cảm giác bối rối và tự ti.
- Đổ mồ hôi ở lòng bàn chân:đổ mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn chân và có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác ở cơ thể gây ra cảm giác khó chịu, gây hôi chân.
- Đổ mồ hôi ở thân và đùi: ít gặp có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác của cơ thể.
Bệnh nhân có thể đổ mồ hôi từng đợt hoặc liên tục. Tăng tiết mồ hôi không có triệu chứng báo trước, ngay cả khi hoạt động mạnh, thể dục thể thao cường độ cao cũng không ra nhiều mồ hôi hơn. Trong cuộc sống, stress, nhiệt độ, độ ẩm cao cũng là những yếu tố quan trọng gây tăng tiết mồ hôi. Tình trạng đổ mồ hôi thường cải thiện trong những tháng trời mát và lạnh, tăng nhiều hơn trong những tháng ấm và nóng. Tình trạng bệnh thường ngưng lại trong khi ngủ. Theo thống kê, khoảng 25% bệnh nhân đổ mồ hôi có người thân trong gia đình có triệu chứng tương tự.
Có những phương pháp nào điều trị bệnh đổ nhiều mồ hôi?
Đổ mồ hôi thứ phát được điều trị bằng cách điều trị các nguyên nhân gây đổ mồ hôi. Nếu bệnh nhân đang được điều trị bằng hormone thì nên điều trị bằng thuốc kháng có thể làm giảm các cơn đổ mồ hôi.
Những bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tiên phát hay thứ phát từ vừa đến nặng kéo dài không suy giảm, có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:
- Dùng thuốc chống tiết mồ hôi
- Phương pháp điện ly
- Phẫu thuật trị chứng ra mồ hôi tay chân thông qua cắt mạch giao cảm
- Điện phân: Sử dụng nếu điều trị với các thuốc kháng mồ hôi không hiệu quả. Điện phân được sử ddụng để điều trị đổ mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân. Dòng điện cường độ thấp (15-18 mA) được áp vào lòng bàn tay và lòng bàn chân nhúng trong dung dịch điện giải. Được lập đi lập lại nhiều lần khởi đầu là mỗi lần 20 phút nhiều lần trong một tuần, dần dần cách khoảng 1-2 tuần. Kết quả thì không hằng định khoảng 70% bệnh nhân đổ mồ hôi nhẹ đến vừa có kết quả tốt, một số bệnh nhân cho rằng phương pháp tốn thời gian, không hiệu quả và đắc tiền. Phương pháp này áp dụng rất khó trong trường hợp đổ mồ hôi ở nách, và không thể được sử dụng trong trường hợp đổ mồ hôi lan tỏa ở thân hay ở đùi. Các hiệu ứng phụ bao gồm bỏng, điện giựt, khó chịu, tê rần, kích thích da (nổi mẩn đỏ hay bóng nước). Tăng tiết mồ hôi xuất hiện ngay sau khi ngưng điều trị.
- Điều trị nội khoa: Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết không có phương pháp điều trị nội khoa đặc hiệu cho chứng đổ mồ hôi. Các thuốc thường được sử dụng là thuốc an thần hay các thuốc theo kê toa chống co thắt. Có rất nhiều phản ứng phụ như khô miệng, khả năng điều tiết của mắt giảm, và nhiều phản ứng phụ khác. Điều trị nội khoa thường không được khuyến cáo, để đạt được hiệu quả điều trị cần phải dùng liều cao thì bệnh nhân không dung nạp được.
- Chích độc tố chỉ định
- Thôi miên: Một số bệnh nhân được sử dụng thôi miên để điều trị chứng đổ mồ hôi ở tay, tuy nhiên kết quả không mấy khả quan
- Liệu pháp Laser: Một số bệnh nhân tuyệt vọng điều trị thử phương pháp này. Phương pháp chiếu tia laser trực tiếp vào lòng bàn tay gây phỏng độ 3 nhưng không làm cải thiện chứng đổ mồ hôi.
- Xạ trị: Xạ trị liều cao dễ điều trị đổ mồ hôi nách. Phương pháp có thể gây viêm da nặng nề và co kéo da vùng nách
- Liệu pháp tâm lý: Có hiệu quả giới hạn trong phần lớn bệnh nhân, các vấn đề về tâm lí thường thường được phát sinh như là hậu quả của chứng đổ mồ hôi chứ không phải là nguyên nhân. Điều trị về tâm thần hay dược lí tâm thần có thể cải thiện được tình trạng đổ mồ hôi tay nhưng chắc chắn là sẽ không điều trị hết bệnh đổ mồ hôi