Điều Dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh nấm móng

Điều Dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh nấm móngNấm móng là tình trạng nhiễm nấm ở móng tay hay móng chân, đặc biệt gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước. Bệnh tiến triển âm thầm, cần lưu ý điều trị tránh dẫn đến tình trạng mất móng

Nấm móng là tình trạng nhiễm nấm ở móng tay hay móng chân, đặc biệt gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước. Bệnh tiến triển âm thầm, cần lưu ý điều trị tránh dẫn đến tình trạng mất móng

Điều Dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh nấm móng

Nấm móng là gì?

Móng là lớp tế bào sừng keratin mọc từ gian bào, được nuôi dưỡng bởi các mạch máu dưới quầng móng. Nấm móng là tình trạng nhiễm nấm ở móng tay hay móng chân, thường là móng chân, đặc biệt gặp ở những người làm việc thường xuyên tiếp xúc với nước, có thể gây đau, khó chịu, biến dạng vùng nhiễm nấm, ảnh hưởng thẫm mỹ cũng như chất lượng sống và khả năng lao động của bệnh nhân.

Trong các tài liệu giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn có ghi: Nấm móng do nhiều chủng nấm gây ra, nhưng theo phần lớn chủ yếu do nấm sợi (Dermatophytes), chiếm đến khoảng 85 – 90%, bên cạnh đó, nấm móng cũng có liên quan đến nấm kẽ móng mà nguyên nhân chính là các loài nấm men Candida và một số loài nấm khác.

Biểu hiện lâm sàng

  • Móng có hình dạng bất thường, bề mặt móng sần sùi, lằn sọc dọc hay ngang, có lớp vảy màu trắng ngà hay hơi vàng, dễ gãy, bong tróc, có thể có mùi khó chịu.
  • Một số trường hợp móng teo dần, bị mủn, mòn dần từ bờ đến chân móng
  • Móng hình dạng bình thương, chỉ bị biến màu

Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi, loài nấm bị nhiễm, số móng bị ảnh hưởng, mức độ nhiễm nấm ở móng, móng chân hay móng tay và các loại thuốc khác đang được dùng. Bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm tìm xác định các vi nấm gây bệnh, đánh giá mức độ nhiễm nấm móng để lựa chọn điều trị phù hợp.

Phương pháp điều trị nấm móng

Một số lưu ý trong quá trình điều trị nấm móng mà các giảng viên văn bằng 2 Cao Đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ:

- Bệnh nấm móng thường chỉ cải thiện khi mọc móng mới.

- Bệnh nấm dễ tái phát, vì vậy cần lưu ý tuân thủ liệu trình điều trị, cũng như cải thiện lối sống hằng ngày để tránh nguy cơ tái nhiễm

- Không sử dụng hóa chất như sơn móng trong khi điều trị, nên đeo găng tay bảo vệ

- Nếu móng còn tốt, chỉ có ít thương tổn ở bờ ngoài hoặc viêm quanh móng nhẹ 1-2 móng, có thể sử dụng thuốc sát khuẩn và kem bôi chống nấm.

- Trường hợp bệnh nhân thương tổn nhiều móng hoặc viêm từ 3 móng trở lên nên kết hợp bôi và thuốc đường uống.

Điều Dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh nấm móng

a) Thuốc bôi tại chỗ

- Ciclopiroxolamin dạng dung dịch 8%: bôi hàng ngày đến khi khỏi.

- Amorolfine (loceryl) 5%: bôi 1 tuần 1 lần.

b) Thuốc uống 

Theo cô Hoàng Thị Hoa - Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, tùy thuộc vào vị trí nhiễm nấm là móng tay hay móng chân mà thời gian điều trị khác nhau

- Fluconazol: nhiễm nấm móng tay nặng hoặc nấm kẽ mạn tính ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch

- Griseofulvin: cho tới khi móng trở nên bình thường, đáp ứng chậm, hiệu lực kém

- Itraconazol: điều trị thích hợp nhất cho bệnh móng tay nặng hoặc cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch

- Terbinafin: tác động giống griseofulvin nhưng hiệu quả hơn

Không nên chỉ định thuốc đường uống đối với phụ nữ có thai và cho con bú.

Đối với nấm móng trẻ em, điều chỉnh liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.

c) Một số điều trị hỗ trợ

- Bào mòn móng.

- Loại bỏ móng bằng phẫu thuật, đắp ure 40%.

d) Đánh giá hiệu quả điều trị dựa trên:

- Xét nghiệm tế bào nấm âm tính.

- Móng mọc lại bình thường.

Cải thiện lối sống

- Vệ sinh cá nhân: cắt tỉa gọn gàng móng tay, móng chân, rửa chân tay sạch sẽ, không nên dùng bàn chải chà

- Mang giày tất thoáng rộng, thay thường xuyên, để tránh nấm mốc

- Đảm bảo tay chân khô thoáng, tránh tạo điều kiện môi trường ẩm cho nấm phát triển trở lại

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop