Bệnh nhân nhiễm khuẩn HP dạ dày nên có chế độ ăn như thế nào?

Bệnh nhân nhiễm khuẩn HP dạ dày nên có chế độ ăn như thế nào?Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa vi khuẩn Hp. Chế độ ăn uống góp phần tăng hiệu quả điều trị của thuốc, giảm bớt cảm giác mệt mỏi, tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa vi khuẩn Hp. Chế độ ăn uống góp phần tăng hiệu quả điều trị của thuốc, giảm bớt cảm giác mệt mỏi, tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Bệnh nhân nhiễm khuẩn HP dạ dày nên có chế độ ăn như thế nào?

Nếu không tiêu diệt tận gốc vi khuẩn Hp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Trong phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp, chế độ ăn uống và vệ sinh ăn uống đóng vai trò quyết định. Cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về chế độ ăn uống hợp lý cũng như những loại thực phẩm không nên ăn khi bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP dạ dày có nguy hiểm không?

Ngày nay, vi khuẩn Hp là yếu tố gây bệnh đau dạ dày khá phổ biến. Có tới 30% dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn Hp và Việt Nam có đến 70% dân số nhiễm phải vi khuẩn này. Bên cạnh đó, một nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Hp khác đáng kể tới đó là do lây nhiễm từ người sang người qua đường ăn uống.

Chính vì vậy, nếu chúng ta không tiêu diệt tận gốc vi khuẩn Hp trong dạ dày, chúng sẽ sinh sôi và tấn công gây hại cho dạ dày, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày nên có chế độ ăn như thế nào là hợp lý? 

Đối với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp, bạn nên chọn lựa các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày. Bệnh nhân nên chú ý bổ sung một số nhóm thực phẩm sau:

1. Những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa nhanh

Đối với bệnh nhân mắc các vấn đề về dạ dày, tình trạng khó tiêu diễn ra khá thường xuyên. Với những bệnh nhân này, các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn khuyên nên chọn lựa các thực phẩm dễ tiêu sẽ có lợi hơn cho sức khỏe dạ dày. Bạn có thể dùng các món luộc, hấp, om, thức ăn lỏng như súp, cháo,… Ngoài ra, bổ sung sữa chua sau bữa ăn cũng giúp hổ trợ tiêu hóa nhanh hơn nhờ có các lợi khuẩn trong sản phẩm này.

2. Các thực phẩm làm lành vết loét

Những vết loét do vi khuẩn Hp gây ra khiến cho bệnh nhân gặp nhiều khó chịu. Song song với điều trị vi khuẩn Hp, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các thực phẩm làm lành vết loét. Trong đó có bắp cải, củ cải, các loại rau xanh,… Vitamin A, B, C có trong các loại rau giúp cho các vết loét được cải thiện tốt hơn.

3. Các thực phẩm hút axit dạ dày

Những thực phẩm có tính hút axit phổ biến nhất trong cuộc sống là các loại bánh và những thành phần tinh bột. Bệnh nhân có thể dùng bánh mì, bánh quy, một số loại bánh xốp,… Ngoài ra các món ăn từ gạo nếp, bột sắn cũng tốt cho dạ dày của bạn.

Những thực phẩm từ tinh bột giúp bọc dạ dày cũng như hút axit tốt. Dạ dày của bạn sẽ giảm được các tổn thương do axit gây ra. Ăn các loại thực phẩm này sẽ hạn chế phần nào những tác hại do vi khuẩn Hp.

4. Những thực phẩm trung hòa axit

Bên cạnh những thực phẩm có tính hút axit, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp cũng nên ăn các thực phẩm trung hòa axit. Ở nhóm thực phẩm này có một số loại thức ăn quen thuộc như trứng hấp, trứng rán, sữa nóng. Ngoài ra, uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày cũng là giải pháp đơn giản để bạn trung hòa axit dạ dày.

Bệnh nhân nhiễm khuẩn HP dạ dày nên có chế độ ăn như thế nào?

Khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày nên kiêng những thực phẩm như thế nào?

Bên cạnh các thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày có một số thực phẩm không tốt cho dạ dày. Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp nên kiêng ăn một số thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo, thực phẩm đóng hộp,… Đây là các loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Bệnh nhân cần lưu ý các loại thực phẩm này và nên hạn chế sử dụng.
  • Những thức ăn nhiều axit cũng nằm trong danh sách kiêng cử đối với người nhiễm vi khuẩn Hp. Các loại trái cây như cam, quýt, chanh, xoài, mơ, ổi, me,… Axit trong các loại trái cây này đều có những tác động đến sức khỏe dạ dày của bạn. Phổ biến nhất là gây ra các vết loét tại niêm mạc dạ dày.
  • Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và những thực phẩm có tính axit cao.
  • Không lạm dụng các gia vị cay, nóng để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.

Những người trong gia đình có tiền sử Ung thư dạ dày nên có chế độ ăn uống như thế nào?

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C bằng cách ăn nhiều rau củ quả tươi, sạch: ớt ngọt, cam, chanh, dâu tây, dưa gang, kiwi….
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt: loại rau xanh lá đậm, các loại đậu, hoa quả khô.
  • Nên ăn nhiều các loại rau củ: cà rốt, mơ, rau mùi, dưa đỏ, rau bina, xoài, khoai lang, khoai tây,… để bổ sung carotenoid.
  • Nên ăn nhiều các loại ngũ ốc nguyên hạt, các loại đậu, rau xanh, các loại hạt, quả tươi, khô,… tăng cường các chất xơ hòa tan và không hòa tan.
  • Tránh hút thuốc và các loại thực phẩm lên men (dưa muối, cà muối)
  • Tránh đường, muối và chất béo bão hòa.
  • Tránh ăn quá nhiều.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop