Điều Dưỡng Sài Gòn hướng dẫn điều trị loét giác mạc

Điều Dưỡng Sài Gòn hướng dẫn điều trị loét giác mạcLoét giác mạc hay tổn thương trên giác mạc sẽ ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Vậy nguyên nhân dẫn đến loét giác mạc là do đâu và cách điều trị như thế nào là hiệu quả nhất?

Loét giác mạc hay tổn thương trên giác mạc sẽ ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Vậy nguyên nhân dẫn đến loét giác mạc là do đâu và cách điều trị như thế nào là hiệu quả nhất?

Điều Dưỡng Sài Gòn hướng dẫn điều trị loét giác mạc

Loét giác mạc là một trong những nguyên nhân dẫn đến mù lòa

Nguyên nhân gây bệnh loét giác mạc là do đâu thưa Bác sĩ?

Một trong những tổn thương nghiêm trọng của giác mạc gây ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực là bệnh loét giác mạc. Loét giác mạc là bệnh khá thường gặp và là một trong những nguyên nhân dẫn đến mù lòa. Theo các chuyên gia nhãn khoa, loét giác mạc là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử, gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loét giác mạc như: do vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn mủ xanh, Moraxella…), do nấm (Aspergillus Fumigatus, Fusarium Solant, Candida Albicans, Histoblasma…), do virus (Herpes Simplex, Herpes Zoster) hoặc do ký sinh trùng (Acanthamoeba).

Thực tế, khi giác mạc còn nguyên vẹn thì hầu hết các yếu tố gây bệnh không xâm nhập được vào giác mạc. Hiện tượng loét giác mạc thường xuất hiện sau một chấn thương gây tổn hại lớp tế bào biểu mô (tức lớp tế bào bề mặt của giác mạc), sau đó, vi khuẩn, nấm, virus tấn công giác mạc và gây bệnh. Một số chấn thương dễ gây loét giác mạc như do hạt thóc bắn vào mắt, lá lúa quệt vào mắt. Ghi nhận tại các bệnh viện có chuyên khoa mắt cho thấy, trong các mùa gặt, số lượng bệnh nhân bị loét giác mạc thường tăng lên. Ngoài ra, trong sinh hoạt và lao động, bất cứ dị vật gì bất thình lình bắn vào mắt hoặc va quệt vào mắt gây chấn thương đều có thể gây nguy cơ loét giác mạc sau đó.

Các bệnh tại mắt như lông quặm, lông xiêu cọ vào mắt cũng có thể gây loét giác mạc. Người có mộng thịt ở mắt mà tự chữa bằng các phương pháp phản khoa học như đánh mộng bằng búp tre, lông vịt, đắp những thứ linh tinh vào mắt… cũng có thể gây loét giác mạc nặng nề. Ngoài ra, loét giác mạc còn có thể xảy ra từ các nguyên nhân khác như: khô mắt, rối loạn gây viêm, đeo kính áp tròng không được tiệt trùng, thiếu vitamin A. Những người đeo kính áp tròng mềm đã hết hạn hoặc đeo kính áp tròng dùng một lần trong một khoảng thời gian dài (qua đêm), dùng kính áp tròng không đảm bảo chất lượng… thường có nguy cơ cao bị loét giác mạc.

Triệu chứng bệnh loét giác mạc là gì?

Theo bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn, bệnh nhân có thể sẽ nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng trước khi loét giác mạc. Triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm: Ngứa mắt, chảy nước mắt, chảy mủ từ mắt, nóng rát hoặc cay mắt, đỏ mắt, mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Nếu thực sự loét giác mạc, bệnh nhân sẽ thấy mắt bị đỏ, có cảm giác như có bụi trong mắt, mắt đôi khi sưng nề và đau, chảy mủ, xuất hiện đốm trắng ở giác mạc, mắt cộm chói, sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhiều, rất khó mở mắt. Cùng với những triệu chứng đó, thị lực bệnh nhân giảm nhiều (trường hợp nặng, mắt chỉ còn cảm nhận được ánh sáng). Khám mắt sẽ thấy mi và kết mạc phù nề, trường hợp nặng có thể sụp mi mắt. Và đặc biệt, trên giác mạc có một ổ loét.

Điều Dưỡng Sài Gòn hướng dẫn điều trị loét giác mạc

Phương pháp điều trị bệnh loét giác mạc là gì?

Tất cả các triệu chứng của loét giác mạc đều rất nghiêm trọng, cần được điều trị ngay để tránh mù lòa. Khi có triệu chứng loét giác mạc, bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở nhãn khoa để thăm khám và điều trị. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc nhỏ mắt chống khuẩn trong khi kiểm tra mẫu vết loét để tìm nguyên nhân nhiễm trùng. Thêm vào đó, bệnh nhân có thể sẽ phải dùng thuốc nhỏ mắt có corticosteroid trong trường hợp mắt bị viêm và sưng. Khi đã tìm ra nguyên nhân loét giác mạc, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuống chống nấm, chống vi khuẩn hoặc chống virus ở mắt.

Trong quá trình điều trị, các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên bệnh nhân cần tránh đeo kính áp tròng, không trang điểm, giữ vệ sinh sạch sẽ (không chạm vào mắt khi không cần thiết). Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc trong những trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật ghép giác mạc điều trị, với mục đích thay thế giác mạc bệnh lý bằng mô giác mạc lành.

Ghép giác mạc là phẫu thuật loại bỏ lớp mô giác mạc bệnh và thay thế bằng lớp mô hiến tặng. Ghép giác mạc sẽ giúp người loét giác mạc nặng tránh được mù lòa. Tuy nhiên, người ghép giác mạc cũng có thể gặp các rắc rối như: cơ thể từ chối tiếp nhận mô hiến tặng, tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh…Nhìn chung, loét giác mạc là một bệnh nặng, khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng. Kể cả đã điều trị khỏi bệnh, sẹo trên giác mạc vẫn gây giảm thị lực. Trường hợp bệnh nặng, điều trị không hiệu quả, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ nhãn cầu.

Phòng tránh bệnh loét giác mạc là như thế nào?

Khi không may xảy ra chấn thương ở mắt, dù cảm thấy không có gì đáng ngại thì mọi người vẫn nên đến các cơ sở nhãn khoa để thăm khám, đề phòng có tổn thương gây loét giác mạc.

Đặc biệt, khi bị bụi, hạt cát hay các dị vật nói chung bay vào mắt, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để lấy dị vật, không nên tự lấy hoặc nhờ người khác lấy, cũng không được dụi mắt vì có thể gây ra loét giác mạc từ những tổn thương rất nhỏ.

Đặc biệt các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý khi mắc bệnh gì đó ở mắt, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị. Bởi do không hiểu biết về thuốc, nếu bệnh nhân sử dụng các thuốc nhỏ mắt có chứa corticosteroid thì rất nguy hiểm. Bệnh nhân bị loét giác mạc mà dùng những thuốc này sẽ làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Người có tật khúc xạ có nhu cầu đeo kính áp tròng cần được tư vấn kỹ bởi chuyên gia nhãn khoa, sử dụng dùng nguồn đảm bảo, giữ vệ sinh trong quá trình sử dụng để tránh gây loét giác mạc.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop