Điều Dưỡng Sài Gòn cảnh báo suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Điều Dưỡng Sài Gòn cảnh báo suy giãn tĩnh mạch chi dướiVới tính chất công việc trong đời sống hiện nay dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới đang trở thành một căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng công việc cũng như chất lượng sống của con người.

Với tính chất công việc trong đời sống hiện nay dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới đang trở thành một căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng công việc cũng như chất lượng sống của con người.

Điều Dưỡng Sài Gòn cảnh báo suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Khi bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là hệ thống các mạch máu đảm nhận vai trò nhận máu từ các mao mạch và đưa máu về tim. Khi tĩnh mạch bị suy giãn, máu không đủ công suất bơm, gây trì trệ tại các hệ thống mạch máu, dẫn đến hiện tượng phù, đau nhức,… gọi là suy giãn tĩnh mạch.

Ở chi dưới, máu vận chuyển qua hệ thống tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu. Khi di chuyển, cơ bắp chân siết chặt các tĩnh mạch cùng với sự hỗ trợ của các van tĩnh mạch, giúp máu được đẩy về tim. Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch có thể do bất thường về giải phẫu như van tĩnh mạch nông hoặc van tĩnh mạch sâu hay các bệnh lý huyết khối tĩnh mạch. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố nguy cơ trong lối sống hằng ngày: chế độ ăn uống, vận động,… Nếu không điều trị có thể gây nhiều biến chứng.

Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, một số yếu tố nguy cơ gây suy giãn tĩnh mạch bao gồm:

  • Tiền sử gia đình
  • Béo phì
  • Mang thai
  • Môi trường sống nhiệt độ cao
  • Đúng lâu hay ngồi nhiều…

Một số biểu hiện thường quy

  • Nặng chân, tê mỏi, chuột rút ban đêm
  • Chân phù, sưng to, đau nhức, có thể loét dài ngày
  • Các mạch máu hiện rõ rệt, màu da thay đổi

Đánh giá mức độ suy tĩnh mạch mạn theo hệ thống CEAP theo lâm sàng

  • C0: Không có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch có thể quan sát hoặc sờ thấy
  • C1: Giãn mao tĩnh mạch mạng nhện hoặc dạng lưới ø < 3 mm
  • C2: Giãn tĩnh mạch ø > 3 mm
  • C3: Phù chi dưới
  • C4 C4a: Biến đổi trên da do bệnh lý tĩnh mạch Rối loạn sắc tố hoặc chàm. C4b: Xơ mỡ da và/hoặc teo trắng kiểu Milian
  • C5: Loét đã liền sẹo
  • C6: Loét đang tiến triển

Bác sĩ giảng dạy văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn khuyên các bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán xác định và đánh giá tình trạng suy giãn tĩnh mạch, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp tránh các ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sống.

Điều Dưỡng Sài Gòn cảnh báo suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Tuyển sinh Cao Đẳng Điều dưỡng Sài Gòn năm 2018

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Mục tiêu chính:

  • Giảm các triệu chứng phù, đau, tránh các biến chứng
  • Cải thiện các bất thường về giải phẫu

Điều trị bảo tồn:

  1. Phương pháp cơ học
  • Vớ điều chỉnh áp lực – điều trị cơ bản của bệnh suy giãn tĩnh mạch, dự phòng tiến triển của bệnh, giảm các triệu chứng cơ năng. Tuy nhiên, bệnh nhân thường ít tuân thủ, có thể phối hợp với các thuốc điều trị hỗ trợ.
  • Nâng cao chân: giảm áp lực tĩnh mạch nhờ trọng lực, làm tăng tốc dòng máu, cải thiện phù nề
  • Các động tác gập cổ chân giúp ép các tĩnh mạch chân, đẩy dòng máu lên hướng về tim
  1. Điều trị hỗ trợ bằng thuốc (Chưa có thuốc nào chứng minh hiệu quả điều trị ở bệnh giãn tĩnh mạch)
  • Flavonoid tinh chế vi hạt (Daflon): được khuyến cáo mạnh trong hướng đẫn điều trị hỗ trợ giảm triệu chứng cho các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch.
  • Chiết xuất diosmin không vi hạt/ diosmin tổng hợp, chiết xuất nho đỏ, ginko biloba, Rutosites (chỉ định phù), Calcium dobesilate: khuyến cáo điều trị mức độ yếu do chưa có bằng chứng rõ rệt.

Điều trị phẫu thuật: Nhiều phương pháp phẫu thuật được áp dụng hiện nay đối với suy tĩnh mạch mạn.

  • Phẫu thuật Muller: tại vị trí các tĩnh mạch nông bị dãn, rạch những vết nhỏ khoảng 3mm và dùng móc kẹp chuyên dụng rút bỏ các tĩnh mạch này.
  • Phẫu thuật stripping: dùng dụng cụ dây rút hay tuốt bỏ tĩnh mạch để loại bỏ tất cả hoặc một phần tĩnh mạch hiển
  • Phẫu thuật CHIVA: thắt hoặc cắt bỏ những vị trí tĩnh mạch là nguyên nhân gây ra sự trào ngược

Điều trị không phẫu thuật:

  • Liệu pháp xơ hóa: tiêm một chất gây xơ hoá vào lòng của tĩnh mạch phá hủy nội mô và xơ hóa tĩnh mạch, dòng máu chảy ngược trong các tĩnh mạch khi đó sẽ bị loại bỏ.
  • Cắt bỏ bằng nhiệt nội mạch: Laser nội mạch - tia laser biến thành nhiệt năng, truyền qua một dây dẫn được đưa vào lòng tĩnh mạch xơ hóa thành mạch và phá hủy hoàn toàn.

Điều chỉnh lối sống

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao
  • Chế độ dinh dưỡng: giảm chất béo, tăng cường chất xơ, tránh tình trạng táo bón
  • Đối với bệnh nhân giãn tĩnh mạch nhẹ có thể phối hợp các phương pháp vận động thường xuyên: chạy bộ, đạp xe,…. Tránh ngồi và đứng lâu.
  • Cần chú ý đối với nhân bị suy tĩnh mạch nặng thường kém dung nạp với vận động và bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu thường sưng phù nặng hơn khi vận động.

Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop