Prednisolone là một glucocorticoid tổng hợp, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, và ức chế miễn dịch. Thuốc dùng đường uống, tiêm, nhỏ mắt để trị nhiều bệnh khác nhau
Hướng dẫn sử dụng thuốc Prednisolone
Theo Dược sĩ Trương Thị Hiền Lương – Giảng viên Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, Prednisolone được chỉ định trong rất nhiều bệnh khác nhau có đáp ứng với corticoid như: Dị ứng, Bệnh da, Bệnh nội tiết, Bệnh đường tiêu hóa, Bệnh máu, Bệnh khối u, liên quan đến hệ thần kinh, Bệnh mắt, Bệnh phổi, Bệnh thận, Bệnh collagen và khớp
Lưu ý khi sử dụng với đối tượng đặc biệt
- Đối tượng đặc biệt: chỉ sử dụng khi thật cần thiết, cần cân nhắc lợi hại.
- Trẻ em: Dùng thận trọng, đặc biệt khi dùng dài ngày
- Phụ nữ có thai: không nên sử dụng trừ khi thật cần thiết, tránh dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ
- Phụ nữ cho con bú: Nếu cần thiết dùng thuốc nên dùng liều thấp nhất có thể, tránh cho con bú trong vòng 4h sau khi dùng thuốc, liều cao >40mg/ngày trẻ bú mẹ nên được theo dõi
- Người cao tuổi: dùng thận trọng
Chống chỉ định trong các trường hợp bệnh nào?
Những trường hợp chống chỉ định sử dụng mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ:
- Dị ứng với Prednisolone
- Dị ứng với các Corticoid khác
- Viêm giác mạc cấp do Herpes simplex
- Nhiễm nấm toàn thân
- Thủy đậu
- Đang dùng vaccine virus sống
Thận trọng sử dụng đối với những trường hợp sau: Suy gan, thận. Bệnh tuyến giáp, Bệnh tim mạch, Đái tháo đường, Tăng nhãn áp, Đục thủy tinh thể, Nhược cơ, Loãng xương, Lao, Loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng, Nguy cơ co giật, Nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
Đối với dạng uống:
- Tăng cân, kích thích ăn ngon
- Tăng huyết áp
- Thay đổi dung nạp glucose
- Sưng tay hoặc mắt cá chân
- Thay đổi tâm trạng và hành vi
- Đau đầu mất ngủ
Dạng dùng tại mắt: có thể gây tăng nhãn áp, đỏ mắt,nhìn mờ, viêm kết mạc, mất điều tiết
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ chất lượng
Đi gặp bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau
Dạng uống:
- Khó thở( kể cả khi gắng sức nhẹ) sưng phù, tăng cân đột ngột do thuốc tích giữ muối nước trong cơ thể
- Bầm tím, mỏng da, vết thương không lành do dùng không hợp lí dẫn đến suy giảm miễn dịch
- Trầm cảm nặng, thay đổi tính cách, hành vi
- Xuất hiện cơn đau mới hoặc đau nặng hơn ở cánh tay, chân hoặc lưng
- Phân có máu, ho ra máu hoặc bãi nôn có màu cà phê do thuốc có thể gây loét dạ dày tá tràng
- Đau bụng trên dữ dội lan về lưng, buồn nôn và nôn. Đây có thể là dấu hiệu của loét dạ dày.
- Co giật, Chuột rút, táo bón, tim đập bất thường, rung ngực, khát nhiều, tiều nhiều, đây có thể là biến chứng của hội chứng tăng đường huyết dài ngày dẫn đến tiểu đường
- Tê cứng cơ hoặc ngứa ran do thuốc làm hạ kali máu, ảnh hưởng đến cơ.
Dạng dùng tại mắt:
- Nhìn mờ, thị trường hình ống, đau mắt, nhìn thấy quần sáng xung quanh đèn
- Có đốm vàng hoặc trắng trên bề mặt mắt
- Đau phía sau mắt
- Mắt sưng, đỏ, cực kì khó chịu, chảy dịch
Lời khuyên của dược sĩ
Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn khuyên nên sử dụng thuốc vào buổi sáng để phù hợp với nhịp sinh học củ hệ nội tiết cơ thể
- Uống thuốc sau bữa ăn hoặc với thức ăn hoặc sữa để làm giảm TDP trên đường tiêu hóa
- Khi dùng prednisolone nên tránh tiếp xúc với những nguồn nhiễm khuẩn, người bệnh thủy đậu, sởi,..
- Khi dùng ngoài da, cần thận trọng khi bôi diện rộng. Không băng kín vùng bôi thuốc
- Nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất
- Thuốc cần giảm liều từ từ trong vài tuần thậm chỉ cả tháng tùy thuộc vào liều dùng, thời gian điều trị. Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không dùng thuốc đột ngột
Nếu sử dụng kéo dài
- Nên định kỳ kiểm tra, đánh giá sức khỏe
- Hạn chế dùng natri, tăng bổ sung kali
- Tăng khẩu phần ăn giàu protein do thuốc tăng đường huyết có thể dẫn đến thoái hóa protein để sinh năng lượng
- Bổ sung calci và vitamin D tránh loãng xương do thuốc làm mất calci
- Không dùng vaccine sống cho BN dùng liều cao đường toàn thân trong thời gian dùng thuốc và ít nhất 3 tháng sau khi ngừng thuốc. Có thể dùng vaccine chết hoặc giải độc tố tuy nhiên đáp ứng có thể giảm.
- Tránh uống rượu, hạn chế cafein