Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh thận

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh thậnKhi thận bị suy mà không được chữa trị sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy cần phát hiện sớm bệnh thận để có những biện pháp điều trị kịp thời.

Khi thận bị suy mà không được chữa trị sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy cần phát hiện sớm bệnh thận để có những biện pháp điều trị kịp thời.

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh thận

Nếu phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh thận có thể điều trị dễ dàng hơn

Nếu thận bị bệnh thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Vì thận điều chỉnh một số chức năng vô cùng quan trọng trong cơ thể, nên khi thận bị bệnh có thể gây ra rất nhiều vấn đề nan giải. Sự giảm bài tiết và tích tụ các chất thải trong cơ thể dẫn đến buồn nôn và nôn, suy giảm sự hình thành tế bào máu (hồng cầu) dẫn đến mệt mỏi và suy nhược, nồng độ canxi và phốtpho bất thường gây ra các bệnh về xương và canxi lắng đọng trong cơ thể, huyết áp tăng dẫn đến bệnh tim, tích tụ nước dẫn đến phù và khó thở. Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ rằng nếu thận bị ảnh hưởng lâu dài có thể dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn và mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp và một số bệnh di truyền như thận đa nang.

Có những nguyên nhân nào có thể gây tổn thương thận?

Bệnh thận là bệnh cảnh lâm sàng của rất nhiều hình thái tổn thương thận, do nhiều nguyên nhân gây ra, có khi từ thận như viêm cầu thận, thận hư, thận đa nang... nhưng cũng có khi là biến chứng của bệnh khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm độc thận do thuốc... Vấn đề đặt ra là bệnh thận thường diễn biến âm thầm nên khi phát hiện được bệnh thì đã ở giai đoạn suy thận và cần phải tiến hành điều trị phức tạp hơn.

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh thận?

Dược sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn cảnh báo khi gặp những dấu hiệu cơ năng sau đây bạn nên cảnh giác:

  • Có sự thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay tiểu khó (tiểu buốt tiểu dắt)... thường gặp trong viêm tiết niệu do sỏi.
  • Cảm thấy mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là Erythropoietin, hormon kích thích tạo ra các hồng cầu trong máu mang ôxy tới các tế bào. Khi thận bị suy sẽ dẫn đến thiếu máu nên sự vận chuyển ôxy kém hơn, các cơ và não của bạn sẽ mệt đi nhanh chóng.
  • Bị phù: Thận bị tổn thương không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay. Gặp trong các bệnh thận hư, viêm cầu thận cấp, mạn...
  • Bị đau lưng: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn, gặp trong bệnh sỏi thận gây giãn đài bể thận hoặc thận đa nang làm cho các nang ứ nước to lên và gây đau.
  • Ngứa da: Khi thận suy, chức năng loại bỏ các chất thải ra khỏi máu kém, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
  • Trong hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu do thận lọc kém dẫn tới tăng urê máu (được gọi là chứng urê huyết) khiến hơi thở có mùi và người bệnh cảm giác sợ ăn thịt.
  • Hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ: Thiếu máu khiến bạn bị hoa mắt chóng mặt và não không được cung cấp đủ ôxy, còn có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.
  • Cảm thấy buồn nôn và nôn: Urê huyết tăng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
  • Thở nông do phù các màng trong cơ thể, trong đó có phổi và chứng thiếu máu do sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy dẫn tới chứng thở nông.
  • Cảm giác ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, ngay cả khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm áp.

Khi có một trong các biểu hiện trên bạn nên đến khám, làm các xét nghiệm cần thiết khác để sớm phát hiện bệnh và điều trị triệt để tránh dẫn đến biến chứng suy thận.

Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ những dấu hiệu phát hiện sớm bệnh thận

Nên làm gì để phòng ngừa biến chứng suy thận?

Theo dõi diễn biến của bệnh thận một cách kịp thời, có chế độ ăn uống hợp lý, không uống bia rượu, không hút thuốc lá, ăn ít thịt, giảm mỡ và tăng cường rau quả, tránh lao động quá nặng nhọc, đề phòng tăng huyết áp, nếu bị tăng huyết áp phải điều trị và kiểm soát huyết áp, điều trị sỏi tiết niệu và hạn chế muối, đề phòng nhiễm khuẩn tiết niệu và điều trị kịp thời viêm nhiễm tiết niệu.

Để giúp duy trì thận ở trạng thái khỏe mạnh chúng ta cần uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày), tập thể dục thể thao mỗi ngày, tránh dùng thuốc mà không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận. Nếu bị bệnh thận mạn tính thì vô cùng nguy hiểm, khi tiến tới bệnh thận giai đoạn cuối, thậm chí bạn phải áp dụng các phương pháp như thay thận hoặc chạy thận nhân tạo. Vì vậy hãy giữ cho thận luôn khỏe bằng một lối sống lành mạnh.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop