Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn hướng dẫn dùng thuốc Allopurinol

Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn hướng dẫn dùng thuốc AllopurinolKhi dùng thuốc Allopurinol điều trị bệnh cần chú ý đến liều lượng như thế nào? Cần lưu ý những gì về khả năng tương tác của thuốc? Và biện pháp xử trí khi dùng thuốc quá liều ra sao?

Khi dùng thuốc Allopurinol điều trị bệnh cần chú ý đến liều lượng như thế nào? Cần lưu ý những gì về khả năng tương tác của thuốc? Và biện pháp xử trí khi dùng thuốc quá liều ra sao?

Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn hướng dẫn dùng thuốc Allopurinol

Thuốc Allopurinol

Bài viết này các bác sĩ, dược sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ hướng dẫn đến các bạn đọc cách dùng thuốc Allopurinol an toàn nhất!

CÁCH DÙNG VÀ LIỀU LƯỢNG THUỐC ALLOPURINOL

Cách dùng thuốc

Theo dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thuốc Allopurinol dùng đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch. Đường truyền tĩnh mạch chỉ dùng khi không dung nạp được bằng đường uống.

Liều dùng của allopurinol khác nhau tùy theo mức độ bệnh và phải điều chỉnh theo đáp ứng và dung nạp của người bệnh.

Liều lượng dùng thuốc

Bệnh gout: Liều khởi đầu mỗi ngày 100 mg, uống ngay sau khi ăn, tăng dần sau mỗi tuần thêm 100 mg, đến khi nồng độ urat trong huyết thanh giảm xuống 0, 36 mmol/lít (6 mg/100 ml) hoặc thấp hơn hoặc cho tới khi đạt tới liều tối đa khuyến cáo 800 mg. Liều thường dùng mỗi ngày ở người lớn trong trường hợp bệnh nhẹ là 200 - 300 mg/ngày, gout có sạn urat (tophi) trung bình là 400 – 600 mg/ngày. Liều đến 300 mg uống một lần trong ngày, liều trên 300 mg phải chia nhiều lần để giảm nguy cơ kích ứng dạ dày. Duy trì uống đủ nước để phòng ngừa lắng đọng xanthin ở thận. Sau khi nồng độ urat huyết thanh đã được kiểm soát, có thể giảm liều. Liều duy trì trung bình ở người lớn là 300 mg/ngày và liều tối thiểu có tác dụng là 100 - 200 mg/ngày. Phải dùng allopurinol liên tục, ngừng thuốc có thể dẫn đến tăng nồng độ urat huyết thanh. Khi allopurinol được thêm vào phác đồ điều trị có colchicin, thuốc bài acid uric niệu, và/hoặc thuốc chống viêm, cần phải có một thời gian chuyển tiếp vài tháng trước khi các thuốc đó có thể ngừng. Trong thời gian này các thuốc phải cho đồng thời, và liều lượng allopurinol được điều chỉnh cho tới khi nồng độ urat trong huyết thanh bình thường và không còn cơn gout cấp trong vài tháng. Khi ngừng các thuốc bài acid uric niệu, phải giảm dần liều trong vài tuần.

Tăng acid uric máu do hóa trị liệu ung thư: Phòng bệnh thận cấp do acid uric khi dùng hóa trị liệu điều trị một số bệnh ung thư, người lớn dùng allopurinol mỗi ngày 600 - 800 mg, trong 2 - 3 ngày trước khi bắt đầu điều trị ung thư. Trong tăng acid uric máu thứ phát do ung thư hoặc hóa trị liệu ung thư, liều duy trì của allopurinol tương tự liều dùng trong bệnh gout và được điều chỉnh theo đáp ứng của người bệnh.

Trẻ em: Sử dụng allopurinol ở trẻ em chủ yếu là trong tăng acid uric máu do hóa trị liệu ung thư hoặc rối loạn enzym, hội chứng Lesch - Nyhan (hội chứng rối loạn chuyển hoá purin). Trẻ em dưới 15 tuổi: Mỗi ngày uống 10 - 20 mg/kg, tối đa 400 mg/ngày. Sau 48 giờ điều trị, phải điều chỉnh liều theo đáp ứng của người bệnh.

Truyền tĩnh mạch: Allopurinol natri pha trong natri clorid 0, 9% hoặc glucose 5%. Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 200 - 400 mg/m2/ngày, tối đa 600 mg/m2/ngày (liều cao hơn 600 mg cũng không cótác dụng hơn). Trẻ em từ 10 tuổi trở xuống: 200 mg/m2/ngày.

Cách pha dung dịch truyền tĩnh mạch: Lọ bột allopurinol natri 500 mg pha trong 25 ml nước cất pha tiêm, thành dung dịch chứa 20 mg allopurinol/ml. Hòa loãng tiếp với dung dịch pha tiêm natri clorid 0, 9% hoặc glucose 5% để đạt nồng độ cuối cùng không quá 6 mg allopurinol/ml.

Sỏi thận calci oxalat tái phát: Ở bệnh nhân có tăng acid uric niệu: liều khởi đầu mỗi ngày 200 - 300 mg, điều chỉnh liều tăng hoặc giảm dựa vào sự kiểm soát acid uric niệu/24 giờ.

Người suy thận: Phải giảm liều allopurinol theo độ thanh thải creatinin (creatinin clearance)

KHẢ NĂNG TƯƠNG TÁC CỦA THUỐC ALLOPURINOL

Các thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric như aspirin và các salicylat, có thể làm giảm tác dụng của allopurinol, tránh dùng khi có tăng acid uric máu và gout. Dùng allopurinol cùng các thuốc làm tăng nồng độ urat trong huyết thanh như một số thuốc lợi niệu, pyrazinamid, diazoxid, rượu và mecamylamin có thể phải tăng liều allopurinol.

Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin (ức chế ACE): Tăng phản ứng quá mẫn và có thể cả các tác dụng không mong muốn khác khi dùng cùng allopurinol, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận.

Thuốc chống ung thư: Allopurinol ức chế chuyển hóa của azathioprin và mercaptopurin, làm tăng độc tính của những thuốc này, đặc biệt ức chế tủy xương. Liều khởi đầu của các thuốc chống ung thư phải giảm từ 25 - 33% so với liều dùng thông thường, sau đó điều chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân và độc tính của thuốc. Dùng đồng thời allopurinol với cyclophosphamid có thể làm tăng độc tính ức chế tủy xương của cyclophosphamid. Dùng đồng thời allopurinol với tamoxifen có thể tăng độc với gan. Khi dùng allopurinol với pentostatin, có thể gây viêm mạch dị ị ứng, dẫn đến tử vong, vì vậy không dùng phối hợp 2 thuốc này Dùng đồng thời allopurinol và cyclosporin gây tăng nồng độ cyclosporin trong máu. Phải theo dõi nồng độ cyclosporin trong máu và điều chỉnh liều cyclosporin.

Các thuốc chống đông máu: Allopurinol ức chế chuyển hóa qua gan của dicumarol, làm tăng thời gian bán thải của thuốc này. Phải theo dõi tác dụng chống đông máu và thời gian prothrombin ở những bệnh nhân dùng đồng thời allopurinol và dicumarol. Ampicilin hoặc amoxicilin dùng đồng thời với allopurinol làm tăng tỉ lệ ban ngoài da.

Các thuốc chống gout: Benzbromaron khi dùng với allopurinol làm giảm khoảng 40% nồng độ oxipurinol trong huyết tương, có thể do tăng thải trừ oxipurinol qua thận, mặc dù nồng độ của allopurinol không bị ảnh hưởng. Phối hợp 2 thuốc trên sẽ làm giảm nồng độ acid uric trong huyết thanh tốt hơn khi dùng allopurinol riêng rẽ. Probenecid làm giảm thanh thải của allopurinol ribosid đường uống. Sự phối hợp 2 thuốc này có tác dụng làm hạ acid uric máu tốt hơn dùng các thuốc riêng rẽ.

Thuốc lợi niệu: Thiazid và acid ethacrynic dùng cùng allopurinol có thể làm tăng nồng độ oxipurinol trong huyết thanh, do đó làm tăng nguy cơ độc tính nghiêm trọng của allopurinol, bao gồm các phản ứng quá mẫn (đặc biệt ở bệnh nhân giảm chức năng thận).

Tuy nhiên allopurinol được dùng an toàn với thiazid để làm giảm sự tăng acid uric máu gây ra do thuốc lợi niệu. Theo dõi chức năng thận và điều chỉnh liều allopurinol ở bệnh nhân dùng đồng thời allopurinol và thiazid.

Clopropamid: Allopurinol và clopropamid gây ra tác dụng không mong muốn ở gan - thận, lưu ý khi dùng đồng thời 2 thuốc này. Allopurinol hoặc các chất chuyển hóa của nó có thể cạnh tranh bài tiết ở ống thận với clopropamid, phải quan sát các dấu hiệu của hạ glucose huyết quá mức (đặc biệt ở bệnh nhân suy thận). Dùng đồng thời cotrimoxazol với allopurinol có thể gây giảm số lượng tiểu cầu.

Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn hướng dẫn dùng thuốc Allopurinol

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín chuyên nghiệp

BIỆN PHÁP XỬ TRÍ KHI DÙNG THUỐC ALLOPURINOL QUÁ LIỀU

Theo Dược sĩ lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, khi dùng thuốc quá liều bạn cần:

  • Ngừng thuốc ngay lập tức. Rửa dạ dày nếu uống lượng thuốc lớn.
  • Có thể thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng.
  • Theo dõi chức năng thận và xét nghiệm nước tiểu nếu nghi ngờ ngộ độc mạn (hình thành sỏi). Chỉ điều trị triệu chứng khi có phản ứng có hại của thuốc. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
  • Chăm sóc hỗ trợ, duy trì đủ nước.

Trên đây là hướng dẫn về cách dùng cũng như biện pháp xử trí khi dùng thuốc allopurinol quá liều từ Dược sĩ, Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop