“Lương y như từ mẫu” là lời dạy mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi nghề y là nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe của mọi người nên “Lương y như từ mẫu” được xem là cốt lõi của đạo đức của nghề y.
Ý nghĩa to lớn của lời dạy "Lương y như từ mẫu"
Ý nghĩa to lớn của lời dạy “Lương y như từ mẫu”
Bởi vì nghề y là nghề liên quan đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người nên người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh. Nói một cách ngắn gọn là người thầy thuốc phải có tâm và có tầm. Câu “lương y như từ mẫu” hay “thầy thuốc giỏi phải giống như mẹ hiền” chính để nhấn mạnh hai điều kiện phải có của người thầy thuốc. Nếu thầy thuốc giỏi mà không có tấm lòng của người mẹ hiền thì khác gì chim đại bàng còn có một cánh, làm sao bay cao được. Hay người thầy thuốc có lòng thương người bệnh nhưng tay nghề quá yếu, không nắm vững chuyên môn thì có khi trở thành kẻ hại người một cách vô tình, thậm chí kẻ sát nhân không chủ ý. Thế Thầy thuốc giỏi là như thế nào? Là người hành nghề đặc biệt, dùng kiến thức và kỹ năng về y dược để chữa bệnh cho mọi người và thầy thuốc giỏi là người hành nghề y vững về chuyên môn, luôn tìm cách nâng cao trình độ nghề nghiệp, luôn tìm cách cập nhật kiến thức y dược để làm chủ thông tin và trang bị thiết bị hiện đại hầu chữa trị tốt người bệnh. Nhưng thầy thuốc giỏi không thôi thì chưa đủ. Bởi vì người thầy thuốc không có sự tận tụy và lòng thương người thì dễ đi đến lỗi lầm. Một chút lơ đểnh, thờ ơ, tắc trách đến ghê gớm nhất là vô cảm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Dẫn đến những mất mát đau đớn không gì bù đắp cho thân nhân người bệnh, mà những con người đáng thương này đã đặt tất cả hi vọng, niềm tin vào người thầy thuốc. Chính vì thế, ngay từ khi còn học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tôi đã được dạy rằng người thầy thuốc giỏi phải có tấm lòng của người mẹ hiền là mong ước muôn đời của tất cả mọi người.
“Lương y như từ mẫu” trong nền y học hiện đại
Tóm lại nếu hiểu sâu sắc vừa nêu trên thì “lương y như từ mẫu” vẫn có thể áp dụng cho y học hiện đại. Thầy thuốc giỏi trong thời đại hiện nay là bác sĩ hành nghề theo y học thực chứng đã nêu ở trên. Và nếu thầy thuốc đó có tấm lòng mẹ hiền sẽ làm tốt việc phối hợp kiến thức kỹ năng chuyên môn được cập nhật những chứng cứ khoa học là thử nghiệm lâm sàng có độ tin cậy cao nhất với sự tôn trọng nỗi đau và kỳ vọng của bệnh nhân. Trải qua 60 năm thực hiện lời dạy của Bác, hàng vạn, hàng triệu y, bác sĩ, nhân viên y tế trên cả nước đang ngày đêm tận tụy cứu chữa, chăm sóc người bệnh. Đã có nhiều bác sĩ trẻ tình nguyện về các bệnh viện nghèo, những chuyến đi khám, chữa bệnh từ thiện và phát thuốc miễn phí cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng thiên tai bão lụt, biên giới hải đảo v.v.. ngày càng nhiều trên đất nước chúng ta. Những thành tựu mới về y học, những phương pháp điều trị tiên tiến được áp dụng trong ngành y đã cứu sống được nhiều bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo, đưa nền y học của nước ta ngang tầm với một số nước có nền y học tiên tiến trên thế giới.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không ít y, bác sĩ bị ma lực của đồng tiền chi phối, khiến y đức đang bị mai một, xuống cấp nghiêm trọng. Tiền bạc, quà cáp làm thay đổi tiêu chí đối xử và chất lượng điều trị bệnh của thầy thuốc. Trong nhiều trường hợp cấp cứu, vì không có tiền trả viện phí nên thầy thuốc đã bỏ mặc bệnh nhân. Lại có những y, bác sĩ đã thờ ơ, thiếu trách nhiệm, coi thường tính mạng của người bệnh, không nhanh chóng cấp cứu kịp thời, vì vậy đã gián tiếp gây ra cái chết cho người bệnh, khiến bệnh nhân từ chỗ coi thầy thuốc là ân nhân chuyển thành “oán nhân”, đồng thời bác sĩ cũng trở thành những kẻ tội đồ, bị dư luận lên án. Nhưng trên thực tế những vụ việc đó chỉ là cá biệt, thiểu số, những thầy thuốc đó chỉ là vài "con sâu làm rầu nồi canh” trong nền y tế vì nhân dân phục vụ của chúng ta mà thôi. Mặc dù là thế nhưng sau mỗi lỗi lầm cần phải càng nỗ lực hơn để bản thân tốt hơn từng ngày xứng với 2 chữ ‘tài đức’ chúng tôi luôn mong rằng mọi người hãy nhìn một cách công bằng hơn.
Lời dạy của Bác Hồ "Lương y như từ mẫu" vẫn luôn đúng trong y học hiện đại
Nung nấu ước mơ trở thành người bác sĩ giỏi từ thuở nhỏ
Từ hồi còn rất nhỏ tôi đã rất thích thú với hình ảnh những người bác sĩ làm việc cần mẫn, với bộ quần áo trắng tinh, dài ngang gối, cổ đeo ống nghe, bước chân nhanh nhẹn như chẳng hề biết mệt, cảnh những cô ý tá ân cần chăm sóc người bệnh như chính người thân mình một cách chu đáo. Đó chính là lý do tôi quyết tâm gắn bó với ngành Y Dược và nộp hồ sơ vào Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn. Và hơn hết, thật nể phục khi họ đã cứu sống biết bao nhiêu con người, đem lại hạnh phúc cho biết bao gia đình, không có họ không biết cuộc sống này sẽ đáng sợ ra sao. Đấy cũng chính là ước mơ mà tôi đã nung nấu từ rất lâu, được tự tay cứu giúp những sinh mạng thiêng liêng, góp một phần sức lực bé nhỏ cho xã hội.
Ngôi Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn là nơi tôi đang theo học, đó cũng là nơi đào tạo đáng để chúng ta tìm hiểu và học tập. Ở đây có các thầy cô quan tâm đến sinh viên, khác với những gì trước đây tôi nghe được là lên học đại học sẽ không được thầy cô quan tâm nhiều. Cơ sở hạ tầng cũng như thiết bị giảng dạy đều ổn định và đầy đủ. Sinh viên học tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đây được tiếp cận, làm quen và học với những phương pháp học logic khoa học, rèn luyện mình sự tự tin hay củng cố kiến thức qua làm việc nhóm thuyết trình, thuyết trình, kĩ năng làm việc độc lập. Nhờ thầy co quan tâm, giúp đỡ quan tâm và tạo điều kiện nên sinh viên học tập được tốt nhất, không chỉ dạy mỗi kiến thức chuyên môn mà thầy cô còn truyền đạt kinh nghiệm của bản thân cho học sinh biết, ngoài giờ học thầy cô còn kẻ cho sinh viên câu chuyện vui ngoài giờ, qua câu chuyện biết bao bài học bổ ích. Không chỉ mỗi học thôi tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn còn tạo ngưng sân chơi bổ ích hay nhưng buổi ngoại khóa đầy ý nghĩa, nhờ đó gắn kết mọi người gần nhau hơn
Thấm nhuần lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu” chúng ta tin tưởng rằng những y, bác sĩ và các nhân viên y tế hôm nay vẫn chiếm được lòng tin yêu hết mực của người bệnh, được người bệnh gọi là “Thầy”, là ân nhân và là “Từ mẫu” của mình.