Y học cổ truyền phương Đông rất coi trọng vấn đề giấc ngủ, coi giấc ngủ là bạn đồng hành của sức khỏe nên đã nghiên cứu những bài thuốc góp phần tích cực cải thiện giấc ngủ.
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đến sức khỏe con người
Vai trò giấc ngủ đối với sức khỏe con người
Giấc ngủ trong Đông y được xem là một trong hai nhiệm vụ lớn nhất của phép dưỡng sinh cùng với chuyện ăn uống. Sách Dưỡng sinh tam yếu - một trong những trước tác nổi tiếng về dưỡng sinh đã chép: “giấc ngủ là liều thuốc bổ của tự nhiên”, “giấc ngủ là niềm vui lớn nhất của đời người”.
Các cố nhân cũng cho rằng, giấc ngủ là kết quả của sự giao hòa âm dương. Con người sau một ngày hoạt động, khí dương suy yếu, cần phải được nghỉ ngơi. Sách Nội kinh linh khu, thiên Khẩu vấn viết: “Âm khí hết mà dương khí thịnh thì thức, dương khí hết mà âm khí đầy thì ngủ vậy”. Điều đó có thể thấy rằng, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người và thất nguy hiểm nếu bản thân mắc các chứng bệnh liên quan đến giấc ngủ.
7 bài thuốc trong y học cổ truyền giúp giấc ngủ ngon hơn
Theo các Y sĩ y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, chứng mất ngủ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như: bệnh lý, phiền muộn, do lao lực hay thần kinh suy nhược...Tùy từng nguyên nhân mà có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
Bài thuốc 1
Chuẩn bị: 10g tâm sen, 100ml nước.
Thực hiện: Lấy tâm sen đun với nước sôi trong 10-15 phút, gạn lấy nước uống cả một lần trước khi đi ngủ. Nếu không có tâm se, bạn có thể thay thế bằng lá sen bánh tẻ, đem rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ, mỗi ngày dùng 20-30g cho vào ấm, đổ 200ml nước, sắc còn 100ml, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị: Hạt sen bóc vỏ 30g, long nhãn 5g.
Thực hiện: Đem hạt sen cùng long nhãn nấu cháo ăn ngày 1 lần. Đây là bài thuốc khá đơn giản được các danh y nổi tiếng tin dùng và xuất hiện nhiều trong các tài liệu giảng dạy Trung cấp Y học cổ truyền hiện nay.
Bài thuốc 3
Chuẩn bị: Hạt táo chua 50g.
Thực hiện: Đem giã nhỏ hạt táo chua, sau đó đun sôi với 300ml nước trong 15 phút, uống hàng ngày trước khi đi ngủ. Thực hiện kiên trì bài thuốc này sẽ có tác dụng trong việc an thần, dưỡng não, giúp ngủ ngon và sâu hơn.
Bài thuốc 4
Chuẩn bị: 10 lá vông bánh tẻ phơi khô
Thực hiện: Đem lá vông bánh tẻ phơi khô sắc uống làm 1-2 lần trong ngày trước khi đi ngủ. Nếu không có thời gian, bạn có thể dùng lá vông phơi khô tái, thái nhỏ, cho vào ấm, đổ nước sôi vào hãm như chè uống trước khi ngủ.
Bài thuốc 5
Chuẩn bị: Hoa nhài 10g, tâm sen 10g, hạt muồng (quyết minh tử) 12g (sao đen).
Thực hiện: Đem tất cả dược liệu này sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục
Đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín chất lượng năm 2018
Bài thuốc 6
Chuẩn bị: Đào nhân 100g, tây dương sâm 10g, long nhãn 200g, đại táo nhục 200g, mật ong 10g.
Thực hiện: Đem những dược liệu này sắc đặc nấu cao, mỗi ngày dùng 1 - 2 thìa canh.
Bài thuốc 7
Chuẩn bị: Hoa hiên 15g, hoa hòe 15g.
Thực hiện: Cho hoa hiên và hoa hòe hãm nước uống thay trà. Đây là bài thuốc tốt cho những người mất ngủ do tăng huyết áp.
Đây đều là những bài thuốc quý được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền phương đông được các người xưa giữ gìn và phát triển đến tận ngày nay. Tuy nhiên, các Y sĩ y học cổ truyền lưu ý người bệnh cần chú ý trong việc ăn uống, lao động và nghỉ ngơi hợp lý; tránh sử dụng các chất kích thích, thuốc lào, chè đặc, cà phê. Đặc biệt không sử dụng thuốc an thần gây ngủ, bởi nếu dùng kéo dài sẽ gây nhờn thuốc, ngủ kém, bệnh sẽ càng khó chữa.
Để có một cơ thể khỏe mạnh không thể thiếu những giấc ngủ sâu và ngon, do đó bạn cần cân bằng giữa công việc, học tập và giấc ngủ. Việc sử dụng các bài thuốc giúp an thần gây ngủ là điều cần thiết nếu bạn mắc các chứng mất ngủ, tuy nhiên hay tham khảo ý kiến của các bác sĩ, y sĩ y học cổ truyền TPHCM để đưa ra giải phát điều trị phù hợp nhất.