Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tóc yếu và gãy rụng

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tóc yếu và gãy rụngTóc yếu và gãy rụng có thể là hậu quả do việc thường xuyên tác động đến tóc. Nếu không kịp thời khắc phục, tình trạng này có thể khiến tóc mỏng dần và tăng nguy cơ hói đầu.

Tóc yếu và gãy rụng có thể là hậu quả do việc thường xuyên tác động đến tóc. Nếu không kịp thời khắc phục, tình trạng này có thể khiến tóc mỏng dần và tăng nguy cơ hói đầu.

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tóc yếu và gãy rụng

Tình trạng tóc yếu và gãy rụng

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TÓC GÃY RỤNG VÀ YẾU

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, tóc gãy rụng và yếu là nguyên nhân làm tăng số lượng tóc rụng mỗi ngày. Ngoài ra tình trạng này còn khiến mái tóc mất đi độ óng ả và mềm mượt. Vì vậy khi nhận thấy tóc yếu, mỏng và dễ gãy rụng, bạn cần xác định nguyên nhân để có các biện pháp khắc phục phù hợp. Một số nguyên nhân phổ biến có thể khiến tóc yếu và gãy rụng, bao gồm:

Thường xuyên sử dụng nhiệt lên tóc: Các thiết bị làm tóc như máy sấy, máy kẹp, uốn,… có thể là nguyên nhân khiến tóc hư tổn, khô xơ và dễ gãy rụng. Nhiệt độ nóng từ những thiết bị này có thể làm mất lớp keratin bao phủ quanh tóc và khiến tóc giòn hơn bình thường. Nếu thường xuyên sử dụng các thiết bị nhiệt lên mái tóc, số lượng tóc rụng sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài ra thói quen này còn khiến phần chân tóc trở nên khô, chẻ ngọn và thiếu sức sống.

Cột hoặc búi tóc quá chặt: Cột và búi tóc chặt có thể kéo căng phần chân tóc khiến nang tóc bị tổn thương và suy yếu. Hơn nữa thói quen cột tóc thường xuyên còn khiến tóc bị gãy và tạo nếp gấp ở vị trí cột.

Gội đầu thường xuyên: Dầu gội đầu thường có chứa xà phòng nhằm làm sạch da đầu và loại bỏ bụi bẩn trên tóc. Vì vậy nếu gội đầu quá thường xuyên, tóc có thể bị khô xơ và dễ gãy rụng.

Thiếu chất dinh dưỡng: Vitamin B, sắt, vitamin C, collagen,… là các thành phần giúp duy trì độ chắc khỏe và óng ả cho mái tóc. Tuy nhiên khi bạn ăn uống thiếu chất, cơ thể sẽ không thể tổng hợp đủ nguồn dinh dưỡng để cung cấp cho tóc. Từ đó khiến nang tóc teo dần và gây ra tình trạng khô xơ, gãy rụng,…

Mất cân bằng hormone: Hormone testosterone (nam) và estrogen (nữ) không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý mà còn tác động đến sự phát triển của tuyến lông trên cơ thể. Việc hormone bị mất cân bằng có thể làm gián đoạn quá trình tổng hợp dinh dưỡng cho tóc và tăng nguy cơ gãy rụng.

Căng thẳng: Căng thẳng thần kinh gây áp lực lên vùng dưới đồi và hệ tuần hoàn trong cơ thể. Tình trạng căng thẳng kéo dài có thể làm mất cân bằng hormone và giảm số lượng hồng cầu tuần hoàn đến các nang tóc. Những yếu tố này khiến chân tóc suy yếu, hư tổn và dễ xảy ra tình trạng tóc mỏng và khô xơ.

Ngủ không đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển hóa và trao đổi chất trong cơ thể. Nếu không ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày, các cơ quan sẽ có xu hướng mệt mỏi và hoạt động kém. Vì vậy ngủ không đủ giấc có thể gây ra một số tình trạng như thiếu tập trung, căng thẳng, thiếu máu, mất cân bằng nội tiết và gãy rụng tóc.

Mắc một số bệnh lý toàn thân: Hội chứng rối loạn chán ăn tâm thần và suy giáp có thể là nguyên nhân khiến tóc gãy rụng và suy yếu. Suy giáp là tình trạng tuyến giáp suy giảm khả năng hoạt động. Vì vậy khi xảy ra bệnh lý này, nồng độ hormone do tuyến giáp sản sinh thường ít hơn bình thường. Từ đó khiến nồng độ nội tiết trong cơ thể mất ổn định và thiếu hụt. Trong khi đó, chứng chán ăn tâm thần có thể khiến cơ thể suy dinh dưỡng và không có đủ dưỡng chất để đảm bảo sự phát triển của tóc.

Các nguyên nhân khác: Ngoài ra, tình trạng tóc gãy rụng có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như thường xuyên để tóc tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, thời tiết lạnh và hanh khô, giảm cân đột ngột, ngủ khi tóc còn ướt, chải tóc mạnh, mắc các bệnh về da đầu, mang thai,…

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tóc yếu và gãy rụng

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

TÓC GÃY RỤNG VÀ YẾU PHẢI LÀM SAO?

Thay đổi một số thói quen

  • Hạn chế sử dụng thiết bị làm tóc hoặc hóa chất lên tóc. Bạn chỉ nên tạo kiểu tóc 1 lần/ tuần và sử dụng hóa chất nhuộm, duỗi 6 tháng/ lần để tránh gây hư tổn tóc.
  • Cần tránh việc cột và búi tóc quá chặt. Thay vào đó bạn có thể sử dụng các loại kẹp để tránh gây áp lực lên vùng da đầu.
  • Không nên gội đầu quá thường xuyên, chỉ nên gội từ 3 – 4 lần/ tuần. Đồng thời cần sử dụng dầu gội và dầu xả có thành phần dịu nhẹ để tránh gây tổn thương chân tóc.
  • Nên đội mũ hoặc sử dụng dù khi di chuyển và hoạt động ngoài trời. Tránh để tia UVA và UVB tiếp xúc vào da đầu, gây khô tóc và tổn thương biểu bì.
  • Sau khi gội đầu, nên sấy tóc khô hoàn toàn. Tuyệt đối không ngủ hoặc tạo kiểu khi tóc còn ướt.
  • Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng rượu bia. Những thói quen này không chỉ gây hại cho phổi, hệ tiêu hóa,… mà còn khiến nang tóc suy yếu và dễ gãy rụng.
  • Đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ ngày và giảm khối lượng công việc để tránh căng thẳng thần kinh.

Xây dựng chế độ ăn phù hợp

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, với những người bị rụng tóc do giảm cân đột ngột, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng,… bạn cần thiết lập lại chế độ ăn uống để phục hồi nang tóc và kích thích tóc mọc trở lại. Các thực phẩm người bị rụng tóc nên bổ sung, bao gồm:

  • Chuối: Với hàm lượng vitamin (đặc biệt là vitamin B6), kali,… cao, chuối có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho tóc. Thường xuyên bổ sung chuối vào chế độ ăn có thể kích thích các nang tóc hình thành và tránh tình trạng tóc thưa, mỏng,…
  • Bơ: Chứa hơn 14 loại vitamin và acid amin, bổ sung bơ có thể kích thích cơ thể sản xuất collagen. Thành phần này không chỉ giúp duy trì làn da căng bóng mà còn tránh tình trạng tóc khô xơ và gãy rụng.
  • Thịt bò: Thịt bò cung cấp nguồn đạm và sắt dồi dào cho cơ thể. Ăn thịt bò thường xuyên có thể tăng số lượng hồng cầu tuần hoàn đến nang tóc, duy trì mái tóc chắc khỏe và đen bóng.
  • Trứng gà: Trứng gà là một trong những loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin H cao (Biotin). Thành phần này thúc đẩy tóc mọc nhanh và cải thiện tình trạng chẻ ngọn, khô ráp,…
  • Các loại hạt: Các loại hạt thường chứa hàm lượng vitamin E cao. Loại vitamin này có tác dụng giữ ẩm cho da đầu, tránh tổn thương nang tóc và bảo vệ chân tóc khỏi tác động của thời tiết.

Ngoài những thực phẩm này, bạn cũng có thể bổ sung một vài loại thực phẩm lành mạnh khác như rau xanh, trái cây, nấm, thịt gà, bơ, sữa,… để cân bằng dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình mọc tóc.


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinhTop