Sinh non làm gia tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan tới hô hấp, ruột, thị lực, thính giác, liệt não và thậm chí là tử vong. Việc chăm sóc răng lợi tốt giúp các bà bầu giảm tỉ lệ sinh non.
Hậu quả của việc sinh non
Theo các nhà nghiên cứu về y tế, sinh thiếu tháng gây ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe lâu dài, trong đó bao gồm khả năng học tập kém hơn, khả năng sinh sản kém, thế hệ trong tương lai cũng có thể bị sinh non và bị biến chứng.
Sinh thiếu tháng là sinh trước tuần 37 của thai kì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Theo các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được những bằng chứng về các biến chứng ngắn hạn cũng như nguy cơ tàn tật lâu dài mà những trẻ đẻ non còn sống phải chịu như:
• Khuyết tật về hệ thần kinh như tê liệt não trước. Trẻ sinh thiếu tháng có nhiều nguy cơ bị chậm và phát triển trí tuệ kém hơn những đứa trẻ sinh thường.
• Mù mắt và các bệnh lý về võng mạc.
• Hạ đường huyết
• Chảy máu đường ruột, Chứng sa ruột
• Đứa trẻ sinh non thường bị vàng da nặng hơn so với trẻ sinh đủ tháng vì gan của trẻ không đủ trưởng thành để đảm bảo chức năng và nhiệm vụ của một lá gan bình thường.
Tuyển sinh Trung cấp Phục hình răng năm 2018
Tại sao nhiễm trùng răng lợi gây đẻ non?
Nhiễm trùng lợi nghiêm trọng làm gia tăng mức prostagladin và nhân tố hoại tử u - các hoá chất kích thích thích đau đẻ , dẫn tới phụ nữ sinh non. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá 366 thai phụ mắc periodontitis - một dạng nhiễm trùng lợi nghiêm trọng, kết quả cho thấy có sự tương quan giữa nhiễm trùng răng lợi và sinh non.
Theo các giảng viên Trung cấp Nha khoa Sài Gòn cho biết, tác nhân chính gây viêm và nhiễm trùng răng lợi là vi khuẩn có hại, đáng nói đến là vi khuẩn P.gingivalis. Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả rằng ở những bà mẹ có nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân, có nồng độ ở mức độ cao các vi khuẩn có hại gây viêm lợi. Các vi khuẩn này phát triển và lây lan từ khoang miệng vào nhau thai Nếu các vi khuẩn này đi ra khỏi tuần hoàn máu và đi qua hàng rào nhau thai, chúng sẽ làm tăng nồng độ sinh lý của dịch ối, gây chuyển dạ sớm, sinh non, sinh nhẹ cân.
Phụ nữ mang thai dễ bị viêm răng lợi
Phụ nữ khi mang thai thường hay ăn nhiều lần, mỗi lần ăn ít một, thậm chí đang ngủ, lúc nửa đêm có thể thấy đói và ăn nhẹ nhưng không vệ sinh răng miệng.
Khi có thai, nồng độ nội tiết tố nữ gồm hoóc-môn estrogen và hoóc-môn progesterone của thai phụ sẽ tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch máu nhỏ trong mô lợi. Từ đó nguy cơ phát triển viêm lợi, viêm nha chu cũng tăng cao hơn bình thường
Nhóm nghiên cứu khuyên các tất cả phụ nữ dự định sinh con hoặc thai phụ đi khám và chữa bệnh răng miệng (nếu có). Đối với thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh, tốt nhất là làm sạch mảng bám ở chân và bề mặt răng từ tháng mang thai thứ 3 tới tháng mang thai thứ 6. Họ cho biết cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu để xác định nguyên nhân tại sao uống kháng sinh sau khi làm sạch mảng bám không có hiệu quả.