Khi có những dấu hiệu bất thường trên rốn trẻ sơ sinh cần đưa các bé đi khám ngay bởi có thể đó là những dấu hiệu cảnh báo bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng
Nếu thấy những dấu hiệu bất thường trên rốn trẻ sơ sinh nên đưa đi khám
Cuống rốn trẻ khô lại và lành, có thể có màu nâu, xám hoặc đen, đó là bình thường. Rốn sẽ rụng sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần chăm sóc và theo dõi kỹ các biểu hiện sau để có cách xử trí kịp thời:
Trẻ chảy máu rốn: Có một vài giọt máu trên chỗ giữa cuống rốn đã khô và chân rốn, chảy máu do cọ xát tã vào cuống rốn. Máu thường sẽ tự cầm hoặc cầm khi ấn nhẹ vùng rốn bằng miếng gạc sạch.
Nếu chảy máu tái dai dẳng hoặc chảy máu nhiều (vẫn còn chảy máu sau 10 phút đè ép hoặc tiếp tục chảy máu trên 3 lần), các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ, vì có thể có bệnh lý gây chảy máu rốn.
Rốn rụng muộn: Thông thường rốn rụng sau 10-14 ngày tuổi, nhưng một số ít trường hợp có thể kéo dài trên 3 tuần. Nên giữ rốn khô và kiểm tra da quanh rốn mỗi ngày. Rửa sạch chất tiết bám trên rốn một cách nhẹ nhàng và lau khô. Chú ý không được dùng cồn hoặc các chất sát khuẩn khác bôi lên rốn. Khi mặc tã, không nên để tã đè lên cuống rốn. Sau 3 tuần mà rốn chưa rụng, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ.
Rốn rỉ dịch hoặc bị ẩm, hoặc có ít mủ trên bề mặt, thường xảy ra sau khi rốn đã rụng, trẻ có thể bị nhiễm trùng rốn mức độ nhẹ hoặc có bệnh lý rốn khác kèm theo như tồn tại ống niệu rốn, u hạt rốn... Mẹ nên đưa bé đi khám để được tầm soát bệnh lý rốn và hướng dẫn cách chăm sóc rốn.
"Nên để rốn thoáng, không bôi thuốc kháng sinh hay thuốc sát trùng lên rốn", Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lưu ý, đồng thời cảnh báo: "Nếu vùng rốn và mô xung quanh rốn gây sưng, đỏ hoặc đau, chảy dịch mủ, hôi, hoặc đôi khi chỉ nhẹ như rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ là em bé có dấu hiệu nhiễm trùng rốn, cần phải đưa đi khám".
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo kỹ thuật chăm sóc trẻ
Khi chăm sóc rốn bị nhiễm trùng, các mẹ cần rửa sạch tay trước và sau khi chăm sóc rốn. Tã của bé phải nằm ở mức dưới rốn cho đến khi rốn lành, vì điều này giúp ngăn ngừa nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu, nếu cần có thể cắt trên tã một lỗ nhỏ vùng tã đi qua rốn; Không nên mặc quần áo ép chặt vùng rốn; Không đặt bé ngâm vào thau nước tắm cho đến khi nhiễm trùng rốn đã lành; Không rắc bột chống hăm hoặc các loại bột khác lên rốn rỉ nước;
"Theo dõi các dấu hiệu diễn tiến nặng của nhiễm trùng để đưa trẻ đi khám lại ngay, như: chân rốn và vùng quanh rốn sưng phồng, chảy mủ, có mùi hôi…, trẻ bị sốt. Các dấu hiệu của nhiễm trùng xấu hơn hoặc không cải thiện sau 2 ngày điều trị. Trẻ khóc hoặc có vẻ đau khi chạm vào rốn hoặc vùng quanh rốn. Chảy máu rốn nặng hơn. Chân rốn và vùng quanh rốn sưng phồng, chảy mủ, có mùi hôi. Trẻ bỏ bú. Trẻ ngủ nhiều hoặc giảm vận động hơn bình thường", Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, khuyến cáo.