Áp xe và rò hậu môn là bệnh lý tế nhị, nhiều người mắc. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng rất nguy hiểm nếu không biết và điều trị kịp thời.
Bệnh áp xe và rò hậu môn không chữa kịp thời có thể gây biến chứng
Áp-xe và rò hậu môn là 2 giai đoạn của một bệnh lý bắt nguồn từ nhiễm khuẩn của tuyến bã (Hermann - Desfosses) ở hốc hậu môn tạo thành ổ mủ nằm ở cạnh hậu môn hoặc trực tràng. Ổ áp-xe tự vỡ hoặc dẫn lưu không tốt sẽ tạo thành đường rò hậu môn. Đây là đường hầm thông từ tuyến bã bị nhiễm khuẩn với lỗ rò dịch mủ ở ngoài da cạnh hậu môn.
Đối tượng mắc bệnh áp xe và rò hậu môn và biến chứng có thể gặp
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh áp-xe, rò hậu môn nhưng thường gặp hơn ở nam giới, từ 20-60 tuổi. Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết phần lớn các trường hợp bệnh xảy ra ở những người béo phì, vệ sinh cá nhân kém. Vùng hậu môn thường ẩm ướt, cộng thêm mồ hôi tiết ra khi hoạt động, nếu không năng tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ, khô ráo thì vi trùng có sẵn trên da sẽ hoạt động mạnh. Khi đó, người bệnh sẽ thấy ngứa rồi gãi khiến cho vùng da này bị nhiễm trùng và gây nên áp-xe. Người béo phì có nguy cơ cao vì đổ mồ hôi nhiều hơn, là môi trường thuận lợi cho vi trùng hoạt động. Trĩ cũng là một yếu tố thúc đẩy, vì khi bị trĩ nếu không vệ sinh tốt hoặc bị thuyên tắc có thể gây áp-xe.
Ở giai đoạn áp-xe, người bệnh sẽ có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau cạnh hậu môn; tiếp đến lỗ rò sẽ chảy dịch vàng nhạt hoặc mủ, tái phát từng đợt. Một số người bệnh cảm thấy đau sâu trong hậu môn, trực tràng, có thể thấy mủ chảy ra từ trong.
Rò hậu môn có khả năng bị biến chứng vào các cơ quan quan trọng như bàng quang, gây nhiễm trùng niệu; sang trực tràng sẽ gây viêm trực tràng. Trường hợp xấu nhất, nếu đường rò ở quá gần hậu môn, cơ vòng của hậu môn có thể bị cắt mất khi phẫu thuật cắt đường rò (xảy ra khi BS thiếu kinh nghiệm, chủ quan), khiến người bệnh mất tự chủ trong việc đi tiêu.
Áp-xe và rò hậu môn kéo dài sẽ gây mất tự tin, giảm chất lượng cuộc sống, giảm thời gian lao động. Trường hợp nặng có thể gây viêm tấy lan toả vùng chậu, hội chứng Fournier, nhiễm trùng huyết có thể dẫn tới tử vong.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y Dược uy tín chất lượng
Điều trị áp xe và rò hậu môn bằng cách nào?
Điều trị một ổ áp xe bằng việc mổ (trích rạch) mở, làm sạch và dẫn lưu ổ áp xe. Một đường rạch da ở vùng cạnh hậu môn chỗ có ổ áp xe để mở và làm sạch nó. Thủ thuật này có thể được thực hiện bằng gây tê tại chỗ và làm tại phòng khám chuyên khoa hậu môn trực tràng. Nếu ổ áp xe lớn và nằm sâu sẽ phải mổ tại phòng mổ dưới gây tê tuỷ sống hoặc gây mê.
Cách điều trị duy nhất và hiệu quả nhất của căn bệnh rò hậu môn này là phẫu thuật. Tuy nhiên phẫu thuật cũng có thể có những biến chứng, đôi khi đòi hỏi phải phẫu thuật nhiều lần. Những phẫu thuật này phải được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa về hậu môn trực tràng.
Để phòng tránh căn bệnh gây nhiều phiền hà giảm chất lượng cuộc sống này, người dân cần kiểm soát tốt các yếu tố thuật lợi gây bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích,… Cần duy trì thói quen ăn uống sinh hoạt điều độ, tránh đồ ăn cay nóng, chất kích thích và giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Đặc biệt, thường xuyên tầm soát cơ thể sẽ giúp mỗi người kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân.